Những doanh nghiệp nhà nước cần sắp xếp, chuyển giao, sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu khác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 73 - 74)

- Những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách

3.2.1.2. Những doanh nghiệp nhà nước cần sắp xếp, chuyển giao, sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu khác

nhất hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu khác

* Những doanh nghiệp thực hiện chuyển giao cho Tổng công ty xây dựng miền Trung:

- Công ty Xây dựng và Vật liệu xây dựng Quảng Bình, ngoài việc phát huy hết công suất của dây chuyền sản xuất xi măng 8,2 vạn tấn, cần tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô nhà máy sản xuất bao bì đáp ứng sản xuất vỏ bao xi măng cho toàn Tổng Công ty và thực thi một số dự án khác.

- Công ty Gốm sứ Quảng Bình, khi sáp nhập sẽ nằm trong hệ thống Nhà máy gạch men CERAMIC của tổng công ty, sẽ có thuận lợi hơn trong điều hành kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư thêm các dự án chế biến sản phẩm từ Cao lanh.

- Công ty nước khoáng Bang, khi sáp nhập sẽ có cơ hội phát triển theo hướng tăng thị phần và khả năng tiêu thụ sản phẩm từ đó phát huy được hết công suất của dây chuyền công nghệ (7,5 triệu lít) và dự án nước uống dinh dưỡng khác.

- Công ty Hóa chất Quảng Bình, sẽ tổ chức sản xuất theo hướng đa dạng hóa sản phẩm của Tổng công ty trên cơ sở củng cố, tăng cường sản xuất đất đèn, khí axetylenoxy và những sản phẩm hóa chất khác như Bioga, Đôxin, các sản phẩm từ cao su…

* Những doanh nghiệp cần tiến hành hợp nhất:

- Hợp nhất 3 Công ty tư vấn thiết kế, là: công ty tư vấn thiết kế Xây dựng, Công ty tư vấn thiết kế Giao thông và Công ty tư vấn Thủy lợi, đây là những doanh nghiệp tuy hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau nhưng tính chất công việc gần hoàn toàn giống nhau.

Do vậy, hướng sắp xếp là: vẫn giữ nguyên doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước nhưng đồng thời sẽ tiến hành hợp nhất 3 doanh nghiệp này lại thành một doanh nghiệp với chức năng nhiệm vụ chính là khảo sát, thiết kế trên cả ba lĩnh vực giao xây dựng, thủy lợi và giao thông, sau năm 2005 sẽ có kế hoạch cổ phần hóa đối với loại hình doanh nghiệp này.

- Hợp nhất các lâm trường quản lý rừng: sau khi tách các khu rừng phòng hộ xung yếu trong khu vực để hình thành ban quản lý rừng phòng hộ (theo Quyết định 187/CP) tỉnh cần đã tiến hành hợp nhất các lâm trường gồm lâm trường Bố Trạch, lâm trường Bồng Lai, lâm trường Quảng Trạch, lâm trường Tuyên Hóa, lâm trường Minh Hóa và công ty chế biến lâm sản xuất khẩu nhằm thiết lập một công ty mới trên cơ sở thu gọn đầu mối, tăng cường năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng rồng, khoanh nuôi, khai thác gỗ lâm sản tự nhiên; chế biến xuất khẩu các loại sản phẩm từ rừng trồng, đồng thời tổ chức dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp thu mua và bao tiêu các sản phẩm lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Các giải pháp thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp pptx (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)