Quan sát chi tiết cho thấy cấu trúc răng kitin điển hình của ốc cối (Franklin và cs, 2007) gồm các bộ phận được mô tả ở hình 3.13 và cấu trúc răng của ba loài được mô tả ở hình 3.14, 3.15, 3.16.
Răng kitin của Conus spp. giống như kim tiêm trong suốt, có vai trò trực tiếp đưa chất độc vào cơ thể con mồi. Trên răng có các ngạnh giống như lưỡi câu để giữ con mồi. Tùy từng loài sẽ có kích thước răng kitin khác nhau có loài răng nhỏ yếu nhưng có loài răng rất cứng và chắc. Tất cả răng kitin các loài ốc cối có ngạnh đầu, một số có ngạnh thứ hai, ngoài ra còn tìm thấy một số rất ít loài có ngạnh thứ ba. Lưỡi răng kitin có vai trò cắt và mở rộng diện tích tiếp xúc khi phóng kim tiêm vào con mồi. Đường răng cưa là một dãy răng nhỏ chạy dọc phía trong thân răng từ ngạnh đầu xuống gần giữa răng kitin. Các răng nhỏ này có kích thước lớn dần từ đỉnh đến giữa thân răng kitin Hầu hết tất cả các loài có một hàng răng nhỏ, chỉ một số ít có hai hàng, một số loài không có đường răng cưa này. Phần eo răng kitin là một điểm co lại phần nửa trên của răng kitin. Cựa ở đáy là một răng nhỏ nhô ra từ u nổi lên ở cuối của răng kitin.
Hình 3.13: Cấu trúc răng kitin của Conus spp. Ngạnh đầu (N1), ngạnh thứ hai (N2), lưỡi (L), đường răng cưa (Rc), thân răng (Tr), cựa đáy (C), dây chằng (Dc).
3.3.1. Conus striatus
Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 4x cho thấy răng kitin của Conus striatus
có chiều dài trung bình 2.0±0.089 cm, có 3 ngạnh, một số răng có 2 ngạnh, ngạnh thứ ba với đầu gai uốn cong (hình 3.14), dây chằng dài. So sánh với cấu trúc răng kitin điển hình của ốc cối thì ở loài này không có eo răng, đường răng cưa, lưỡi kim và cựa đáy. Răng kitin của C. striatus hầu hết rất dài, cứng và chắc. Chiều dài các răng được mô tả cụ thể ở bảng 3.5. Răng kitin của C. striatus lớn nhất tương ứng với chiều dài túi răng kitin lớn nhất trong ba loài.
Hình 3.14: Cấu trúc răng kitin của Conus striatus. N1: ngạnh 1, N2: ngạnh 2, N3: ngạnh 3, Tr: thân răng, Dc: dây chằng.
Bảng 3.5: Khối lượng (KL) thân, chiều dài (Cd) vỏ, chiều dài túi răng, chiều dài răng và chiều dài các ngạnh của Conus striatus. Giá trị trung bình±độ lệch
chuẩn (n=5 cá thể) Loài C. striatus KL (g) Cd vỏ (cm) Cd túi răng Cd răng kitin Cd ngạnh 1 Cd ngạnh 2 Cd ngạnh 3 1 105.44 8.7 3.5 1.9 0.1225 0 0.15 2 109.92 8.9 2.5 2.1 0.085 0.1325 0.2075 3 90.42 8.8 3.0 2.1 0.0875 0.1475 0.2725 4 98.89 9.5 2.8 2.0 0.075 0.115 0.2625 5 121.87 9.1 3.5 1.9 0.0725 0.1325 0.2575 TB±SD 105.30±10.568 9.0±0.283 3.06±0.393 2.0±0.089 0.089±0.018 0.10±0.054 0.23±0.046 3.3.2. Conus textile
Loài Conus textile, quan sát ở vật kính 10x cho thấy răng kitin rất dài nhưng
mảnh và yếu, có 2 ngạnh hoặc ngạnh thứ 2 được thay bằng 1 lưỡi (hình 3.15), có
đường răng cưa, không có eo răng, lưỡi kim và cựa đáy, dây chằng ngắn. Chiều dài
răng trung bình 1.18±0.075 cm (bảng 3.6). N1 N2 N3 Tr N3 Dc
Hình 3.15: Cấu trúc răng kitin của Conus textile. N1: ngạnh 1, N2: ngạnh 2, Tr: thân răng, Dc: dây chằng
Bảng 3.6: Khối lượng (KL), chiều dài (Cd) vỏ, chiều dài túi răng, chiều dài răng và chiều dài các ngạnh của Conus textile. Giá trị trung bình±độ lệch
chuẩn (n=5 cá thể) Loài C. textile KL (g) Cd vỏ(cm) Cd túi răng Cd răng kitin Cd ngạnh 1 Cd ngạnh 2 1 93.33 8.9 2.6 1.1 0.026 0.046 2 92.17 9.0 2.4 1.1 0.026 0.046 3 88.13 8.8 2.7 1.2 0.029 0.047 4 72.03 9.0 2.4 1.3 0.029 0.046 5 91.33 9.5 2.5 1.2 0.028 0.044 TB±SD 87.40±7.876 9.40±0.242 2.52±0.117 1.18±0.075 0.028±0.001 0.046±0.001 3.3.3. Conus vexillum
Răng kitin của Conus vexillum rất ngắn nhưng khá cứng, có một ngạnh và một
lưỡi (hình 3.16), có eo răng, đường răng cưa và cựa đáy. Chiều dài răng trung bình
0.5±0.141 cm, chiều dài các răng được mô tả cụ thể ở bảng 3.7.
N1
Tr N2
Hình 3.16: Cấu trúc răng kitin của Conus vexillum. N1: ngạnh 1, Er: eo răng, Tr: thân răng, L: lưỡi
Bảng 3.7: Khối lượng (KL), chiều dài (Cd) vỏ, chiều dài túi răng, chiều dài răng, chiều dài ngạnh và chiều dài lưỡi răng của Conus vexillum. Giá trị trung
bình±độ lệch chuẩn (n=5 cá thể)
Nhận xét
Cấu trúc phần đầu răng kitin của C. textile, C. striatus, C. vexillum được mô tả ở các hình 3.14, 3.15, 3.16 cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa ba loài. Quan sát thấy răng kitin của C. textile rất dài nhưng mảnh và yếu, có 2 ngạnh, có một dải răng cưa, không có eo răng, chiều dài trung bình 1.18±0.075 cm (n=5 cá thể) (bảng 3.8).
Loài C. vexillum KL (g) Cd vỏ (cm) Cd túi răng Cd răng kitin Cd ngạnh 1 Cd lưỡi 1 52.8 7.1 0.6 0.3 0.013 0.25 2 92.47 9.3 1.2 0.4 0.016 0.286 3 72.85 8.5 0.7 0.5 0.014 0.298 4 60.73 7.6 0.8 0.6 0.015 0.384 5 59.65 9.2 0.8 0.7 0.016 0.367 TB±SD 67.7±13.968 8.34±0.869 0.82±0.204 0.5±0.141 0.015±0.001 0.32±0.051 N1 Er Tr L
Răng kitin của C. vexillum rất ngắn tương ứng với chiều dài túi răng là nhỏ nhất trong 3 loài, có 2 ngạnh và khá cứng, có đường răng cưa, có eo răng, chiều dài trung bình 0.5±0.141 cm .
Răng kitin của C. striatus có 3 ngạnh, cứng và chắc nhất trong ba loài, không có dải răng cưa và eo răng, chiều dài trung bình 2.0±0.089 cm . Răng kitin của C. striatus dài nhất (2.0±0.089) tương ứng với chiều dài túi răng lớn nhất (3.06±0.393), tiếp đó là C. textile (chiều dài răng 1.18±0.075; chiều dài túi răng 2.52±0.117) và C. vexillum (chiều dài răng 0.5±0.141; chiều dài túi răng 0.82±0.204).
Bảng 3.8: Khối lượng (KL), chiều dài (Cd) vỏ, Cd túi răng và Cd răng kitin của 3 loài ốc cối. Trung bình(TB)±Độ lệch chuẩn(SD), n=5 cá thể
Loài KL (g) Cd vỏ (cm) Cd túi răng Cd răng kitin
C. striatus 105.30±10.568 9.0±0.283 3.06±0.393 2.0±0.089
C. textile 87.4±7.876 9.04±0.242 2.52±0.117 1.18±0.075
C. vexillum 67.7±13.968 8.34±0.869 0.82±0.204 0.5±0.141
Marsh (1977) nghiên cứu răng kitin của C. lividus (ăn giun biển) và C. striatus
(ăn cá) cũng cho thấy C. lividus có 1 ngạnh và 1 lưỡi, có cựa đáy nhỏ còn C. striatus có 1 ngạnh và 1 lưỡi gắn với 1 ngạnh.
James (1980) nghiên cứu răng kitin của các loài ốc cối ở vùng biển Ấn Độ- Thái Bình Dương đã cho thấy sự khác biệt giữa các loài. Tác giả đã chia thành 3 nhóm riêng biệt dựa trên phương thức săn mồi. Loài ăn cá răng kitin gồm 2 loại: loại thứ 1 (2 ngạnh với đầu uốn cong, không có cựa đáy); loại thứ 2 (2 ngạnh phía trước, phần lưỡi có cấu trúc răng cưa, không có cựa đáy và khớp đáy). Loài ăn nhuyễn thể răng có 2 ngạnh phía trước một số loài có đường răng cưa và cựa đáy. Loài ăn giun biển cho thấy sự biến dị loài cao với 2 ngạnh phía trước, vùng răng cưa gần đỉnh, lưỡi kim ở vị trí cựa đáy.
Franklin và cs (2007) mô tả cấu trúc răng kitin của 22 loài ốc cối ở vùng biển Ấn Độ cũng cho thấy sự hình thành ba nhóm dựa trên phương thức săn mồi. Loài ăn cá
răng có 3 ngạnh với các đầu uốn cong, không có đường răng cưa, eo răng, cựa đáy.
cưa, có hoặc không có cựa đáy. Loài ăn giun biển có 1 ngạnh và 1 lưỡi, có đường răng, có eo răng, có cựa đáy.
So sánh cấu trúc răng kitin của 3 loài nghiên cứu với các nghiên cứu răng kitin trước đây cho thấy có sự tương đồng, đặc biệt là cấu trúc răng đặc trưng cho các loài ăn cá, nhuyễn thể, giun biển (James, 1980; Franklin và cs, 2007, Marsh Helene, 1977). Loài ăn cá (Conus striatus) răng kitin có 3 ngạnh, ngạnh thứ 3 có đầu gai uốn cong, không có dải răng cưa, eo răng, cựa đáy. Loài ăn nhuyễn thể (Conus textile) răng kitin có 2 ngạnh, có 1 dải răng cưa, không có eo răng và cựa đáy. Loài ăn giun biển (Conus vexillum) răng kitin chỉ có 1 ngạnh và 1 lưỡi, có dải răng cưa, eo răng và cựa đáy.
So với 2 loài C. textile và C. vexillum, răng kitin của C. striatus dài, cứng, chắc hơn và có thêm ngạnh thứ 3 với các đầu ngạnh uốn cong. Điều này có thể giải thích
C. striatus là loài ăn cá, chỉ phóng 1 răng duy nhất để bắt con mồi nên răng kitin phải cứng, nhiều gai với đầu gai uốn cong đảm bảo giữ chặt con mồi ngay lần phóng răng đầu tiên cũng như tiêm nọc độc vào con mồi. Túi răng kitin của loài ăn cá cũng có khối lượng và kích thước lớn hơn để chứa nhiều răng hơn. Trong khi đó
C. textile ăn nhuyễn thể răng kitin cũng khá dài nhưng mảnh và yếu hơn, C. vexillum ăn giun thì răng kitin lại rất nhỏ và ngắn.