Nguyễn Ngọc Thạch (2007) mô tả 39 loài ở Việt Nam thuộc họ Conidae, thuộc
các dưới họ Mangellinar Fischer, 1833; Coninae Fleming, 1822; Oenopotinae
Bogdanow, 1867 và Conoidea Rafinesque, 1815. Dưới họ Coninae gồm giống
Conus L 1758 (loài đặc trưng là Conus marmoreus L 1758) được phân thành các dưới lớp Asprella Schaufuss, 1869; Chelyconus Morch, 1852; Darioconus Iredale, 1930; Hermes Montifort, 1810; Lithconus Morch, 1852; Phasmoconus Morch, 1852; Pimoconus Morch, 1852; Rhizoconus Morch, 1852; Stephanoconus Morch, 1852; Vigiconus Cotton, 1945; Viroconus Iradale, 1930. Trong đó có rất nhiều loài phân bố ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa…Tác giả cũng ghi nhận một số loài chưa định danh, ví dụ ốc cối thon dài (Conus sp1.), ốc cối thon nhí (Conus sp 2.), ốc cối rãnh cạn (Conus (Rhizoconus) sp1.), ốc cối đít bằng (Conus (
Rhizoconus) sp1.).
Theo nghiên cứu của Viện Hải Dương học Nha Trang, ốc cối địa lý (C. geographus) và ốc cối hoa lưới (C. textile) là hai loài ốc cối rất độc đã được xếp vào danh mục “Các loài hải sản độc hại gây chết người” trong tài liệu truyền thông. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ốc cối Việt Nam cho tới nay mới chỉ được thực hiện ở
mức độ khảo sát, thu thập mẫu và tư liệu liên quan; xác định độc tính và kiểm chứng tính chất của một số độc tố (http://www.vnio.org.vn/).
Nghiên cứu của Viện CNSH & MT, Trường Đại học Nha Trang, cho thấy ốc cối
ở khu vực Nam Trung Bộ (khảo sát ở 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa,
Bình Thuận) khá đa dạng về loài. Trong đợt khảo sát 2008 và 2009 có khoảng 20
loài đã được phân loại dựa trên đặc điểm hình thái và di truyền (gen 16S của DNA
ty thể) và bước đầu khảo sát quy trình lưu giữ DNA dưới dạng mô tinh khiết. Nghiên cứu cũng đã bước đầu xây dựng mối quan hệ tiến hóa giữa các loài ốc cối
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU