Nam và cs (2009) sử dụng 26 trình tự của ITS2 (internal transcribed spacer 2) từ
DNA ribosome để làm sáng tỏ mối quan hệ tiến hóa giữa các loài ốc ăn nhuyễn thể,
cá và giun biển. Kết quả cho thấy trình tự ITS2 được bảo tồn ở các cá thể cùng một loài tuy nhiênn vẫn có những biến đổi giữa các loài. Trình tự ITS2 giúp giải quyết
các nhánh của cây tiến hóa mà trình tự gen DNA ty thể có thể không giải quyết triệt
để. Khi trình tự ITS2 kết hợp với CO1 mtDNA và mô hình tiến hóa phù hợp sẽ góp
phần làm tăng độ tin cậy của phương pháp phân tích và xây dựng cây tiến hóa. Kết
quả cho thấy mối quan hệ giữa các loài ăn nhuyễn thể phân thành ba nhánh riêng biệt (Conus, Cylinder và Darioconus) trong tổng số 12 loài nghiên cứu.
Bandyopadhyay và cs (2008) tiến hành phân tích trình tự gen DNA ti thể của ốc cối cho thấy thứ tự gen (gene orders) là tương tự giữa Conus textile, Lophiotoma cerithiformis (loài khác thuộc Conoidean) và neogastropod Ilyanassa obsoleta
(không thuộc tổng họ Conoidea). Tuy nhiên, đoạn chèn (intergenic) giữa gen coxI
and coxII của C. textile lớn hơn (165 bp). Nghiên cứu đã chứng minh đoạn chèn giữa gen này rất hữu dụng trong các nghiên cúu về tiến hóa, cũng như định danh loài.
Cunha và cs (2008) nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài ốc cối có vỏ lớn (C. ateralbus, C. pseudonivifer, C. trochulus, và C. venulatus) ở quần đảo Cape Verde dựa trên gen CO1 mtDNA và NAD4. Các loài ốc cối ở bán đảo này có nguồn gốc từ ít nhất hai nhóm độc lập (nhóm có vỏ lớn và nhóm có vỏ nhỏ). Kết quả cho thấy ba nhóm phân hóa (A, B, và C) không phù hợp với hệ thống phân loại hiện tại dựa trên màu sắc và vân trên vỏ. Nhóm A gồm các mẫu được cho là C. pseudonivifer hoặc C. trochulus. Nhóm B gồm các mẫu được cho là C. venulatus; nhóm C là các mẫu được cho là C. venulatus hoặc C. ateralbus. Nhóm tác giả chỉ ra sự khác biệt về hình dạng của răng kitin giữa C. pseudonivifer/C. trochulus và C. venulatus/C. ateralbus. Ở nhóm A và B, mẫu ở Tây bắc Boavista và Maio được nhóm với nhau và tách khỏi mẫu thu ở phía đông Boavista. Ở Sal, quần thể đồng nhất ở nhóm C.
Duda và Rolan (2005) sử dụng gen CO1 mtDNA của 90 loài ốc cối trong đó có 30 loài ở quần đảo Cape Verde để khảo sát mối quan hệ tiến hóa và xác định nguồn gốc các loài ốc cối ở Cape Verde. Kết quả cho thấy các loài này được chia thành hai nhóm riêng biệt và thể hiện quần thể đặc trưng cho vùng địa lý rất hẹp. Các loài gốc xuất hiện ở một phần rất giới hạn của quần đảo và trong một số trường hợp sự phân hóa xảy ra đơn độc trong một đảo riêng biệt . Kết quả so sánh mức độ phân hóa
giữa các loài đặc hữu ở quần đảo Cape Verde và các loài ốc cối khác cho thấy sự phân hóa ở Cape Verde chỉ xảy ra khoảng vài triệu năm gần đây.
Duda và cs (2009) nghiên cứu về di truyền, hình thái, kích thước và hình dạng răng kitin của Conus ebraeus thu từ đảo Sesoko, Okinawa, Nhật Bản Kết quả thu được trình tự 500bp một vùng của gen 16S của DNA ty thể từ 45 cá thểở Okinawa được cho là Conus ebraeus. Tổng cộng thu được 18 halotypes riêng biệt. Các mạng lưới haloptype cho thấy hai nhóm trình tự khác biệt, trình tự từ 18 cá thể đại diện cho 10 halotypes khác biệt được xếp vào nhóm A, trình tự của 27 cá thể còn lại đại diện cho 8 halotypes khác biệt được xếp vào nhóm B.
So sánh răng kitin của các mẫu đặc trưng cho các halotypes 16S mtDNA khác
nhau cho thấy sự tương quan mạnh giữa hình thái răng và các halotype. Răng của các mẫu ở halotypes nhóm A khác biệt nổi bật so với các mẫu ở nhóm B. Đối với các mẫu có kích thước thân tương đương nhau thì răng của các mẫu ở nhóm B lớn gấp đôi so với các mẫu ở nhóm A. Chiều dài trung bình răng kitin tương ứng ở 2 nhóm là 1.2% và 2.1% của chiều dài thân. Ở nhóm B răng kitin có 1 ngạnh và 1 đường răng cưa nhưng nhóm A thì không có. Các trình tự 16S mtDNA của tất cả các mẫu được cho là C. ebraeusở những nghiên cứu trước (Duda và cs, 2001; Duda and Kohn, 2005) thuộc halotype nhóm A. Ngoài ra các mô tả răng kitin của C. ebraeus của những tác giả trước cũng phù hợp với mô tả răng của các thành viên
halotype nhóm A. Ngược lại răng của các thành viên nhóm B lại phù hợp với những
mô tả và minh họa của C. judaeus (Bergh, 1895). Đối với những mẫu ốc đã trưởng thành ở hai loài C. ebraeus và C. judaeus thì răng kitin dễ phân biệt hơn những mẫu chưa trưởng thành (chiều dài thân <13mm). Những mẫu chưa trưởng thành ở cả 2 loài không phân biệt được tỷ lệ chiều dài răng và chiều dài thân vì hầu hết răng kitin
rất nhỏ, chưa hình thành các ngạnh, đường răng cưa như răng ở mẫu trưởng thành.
Tuy nhiên khi C. judaeus ở giai đoạn phát triển, răng của chúng tăng khoảng 3 lần để cân đối với kích thước của thân. Tốc độ tăng trưởng của chúng cũng tương đối nhanh so với chiều dài thân với hệ số tăng trưởng khoảng 1.5, trong khi ở C. ebareus tốc độ tăng trưởng của răng và thân là như nhau.