Vai trò của đào tạo kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Hệ thống lý thuyết căn bản về quản trị nhân sự (Trang 71 - 72)

III. Đào tạo và nâng cao năng lực kỹ thuật.

3.1.2 Vai trò của đào tạo kỹ thuật.

Đào tạo kỹ thuật là một trong số những biện pháp quan trọng nhất để nâng cao trình độ lành nghề cho nhân viên nhằm đạt đợc hiệu quả sản xuất cao nhất.

Vai trò của đào tạo kỹ thuật ngày càng nâng cao do các nguyên nhân sau đây:

- Việc áp dụng các trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật mới vào trong quá trình sản xuất làm cho lao động thủ công dần dần đợc thay thế bằng lao động máy móc. Ngời công nhân cần phải có kiến thức kỹ thuật mới có thể điều khiển sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, đa ra các kiến nghị cải

tiến kỹ thuật, nâng cao các thông số kỹ thuật của máy móc nhằm làm cho nó phù hợp hơn với đặc điểm tâm lý của con ngời.

- Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất làm cho tỉ trọng thời gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca. Điều này dẫn đến khả năng mở rộng phạm vi và các chức năng hoạt động của nhân viên, xuất hiện yêu cầu nhân viên phải biết kiêm nhiệm nghề, ngoài nghề chính phải biết một số nghề khác. Nhân viên phải đợc đào tạo ở diện rộng, có thể thực hiện nhiều nghề, nhiều chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất.

- Sự phát triển của nền sản xuất xã hội... tính chất phức tạp của sản xuất ngày càng tăng, nhiều mặt hàng, sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng, cũng làm tăng thêm nhu cầu đào tạo kỹ thuật.

- Trong quá trình lao động nhân viên đã tích luỹ đợc những thói quen và kinh nghiệm sản xuất nhng quá trình tự đào tạo này diễn ra rất lâu với số lợng ít; chỉ có thực hiện đào tạo kỹ thuật mới có thể nhanh chóng cung cấp một số lợng đông nhân viên kỹ thuật cần thiết cho quá trình sản xuất.

Đào tạo kỹ thuật cho nhân viên là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Hệ thống lý thuyết căn bản về quản trị nhân sự (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w