III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÔNGTY VẬT TƯ,VẬN TẢI & XẾP
3. Nguyên nhân của các tồn tại trên:
3.1. Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
khu vực Đông Nam á vừa qua đã gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế của nước ta. Một số đối tác của doanh nghiệp đứng trước những biến động của thị trường đã lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ và dẫn đến giảm khả năng thanh
toán tiền hàng với công ty, gây ra tình trạng nợ đọng vốn kéo dài.
Trong giai đoạn hiện nay, Tổng công ty than Việt Nam cũng đang đứng trước không ít những khó khăn. Một số đơn vị trực thuộc làm ăn không có hiệu
quả dẫn đến nhu cầu về vật tư, trang thiết bị sản xuất của toàn ngành nhìn chung giảm xuống, làm giảm nguồn thu của doanh nghiệp về thị trường này. Và buộc
công ty phải phải nghiên cứu triển khai tìm kiếm những thị trường mới vì thế mà gây tốn kém chi phí, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung.
Công tác thông tin thị trường ở nước ta cho các doanh nghiệp nhà nước còn rất yếu kém, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập tin tức từ thị trường nước ngoài trong khi những thông tin này là rất quan trọng trong kinh
doanh mùa bán quốc tế. Những thông tin chính xác cập nhật như thông tin của
các lãnh sứ quán là rất hiếm hoi và cũng khó có thể tiếp nhận được.
Các thủ tục hành chính còn nhiều rướm rà, phức tạp, đặc biệt là thủ tục hải
quan. Tốc độ thông quan nhập khẩu còn chậm, nhiều lô hàng không giải phóng được trong nhiều ngày, quy trình nghiệp vụ hải quan còn nhiều trùng lặp, việc
áp mã thuế, tính thuế vẫn còn chưa thống nhất giữa các cửa khẩu đã gất khó khăn không ít cho các doanh nghiệp. Tờ khai hải quan vẫn còn nhiều điều cần
phải chỉnh lược cho đơn giản. Việc hải quan tiến hành sai áp thuế, cưỡng chế
tràn lan nhiều khi với những lý do không rõ ràng gây phiền nhiễu với công ty do phải mất công đi lại từng cấp giải quyết để có thể mau chóng giải phóng hàng khỏi các cửa khẩu hải quan.
Còn một nguyên nhân khách quan khác gây khó khăn cho hoạt động nhập
khẩu của công ty, đó là sự quản lý của Tổng Công ty than Việt Nam. Theo sự
quản lý này mỗi khi có hợp đồng nhập khẩu, công ty lại phải lập phương án kinh
doanh trình lên Tổng công ty. Sau khi xem xét nếu thấy hợp lý và có lãi, Tổng
công ty mới dựa vào hạn ngạch nhà nước cấp mới cho phép công ty nhập lô hàng đó. Hành trình này đã làm kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng nhập khẩu, khó khăn cho công ty trong việc đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng.
3.2 Nguyên nhân chủ quan:
Tình hình tổ chức bộ máy của công ty trong giai đoạn phát triển mới tỏ ra
không còn phù hợp. Công ty vẫn chưa có được một bộ phận chuyên trách về
nghiên cứu thị trường, mọi công việc liên quan đến công tác này hiện nay vẫn
còn do phòng kinh doanh đảm nhiệm nên dần dần đã mất đi tính hiệu quả vốn
có.
Xuất phát từ đặc điểm hàng hoá kinh doanh nhập khẩu của công ty là các nguyên vật liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, một lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi ngoài những kiến thức chuyên môn về buôn bán ngoại thương ra
còn phải có một vốn kiến thức nhất định về khoa học kỹ thuật, dây chuyền công
nghệ. Tuy nhiên cho đến nay, công ty vẫn chỉ dựa vào sự chịu khó tự tìm hiểu
của các cán bộ nhân viên mà chưa có các chuyên viên tư vấn về vấn đề này nên nhiều khi bị thiệt thòi trong công tác xây dựng và ký kết hợp đồng, ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Hình thức nhập khẩu của công ty còn chưa đa dạng, công ty vẫn chỉ thực
hiện nhập khẩu dưới hai hình thức chính là nhập khẩu tự doanh và nhập khẩu uỷ
thác. Các hình thức nhập khẩu này tuy đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong
những năm qua nhưng không thể phát huy hết tiềm năng vốn có của doanh
nghiệp, làm bỏ lỡ không ít cơ hội kiếm được lợi nhuận trên thị trường.
Công tác thu hồi vốn của công ty còn nhiều thiếu sót. Trong thời gian gần đây khi sự bảo trợ về vốn của Tổng công ty than Việt Nam có phần giảm đi,
quả nguồn vốn của mình. Thu hồi vốn chậm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh, tình trạng này kéo dài sẽ
làm mất tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn của công ty và vì thế công ty sẽ
không hoàn thành nhiệm vụ đối với Tổng công ty nói riêng và Nhà nước nói
chung.
Chương III