III. CÁC HÌNH THỨC NHẬP KHẨU CHỦ YẾU & CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN
2. Các nhân tố ảnh hưởngđến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp:
2.1 Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp:
Các chế độ chính sách, luật pháp của quốc gia và quốc tế đối với hoạt động
nhập khẩu : Đây là những yếu tố mà các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu bắt buộc phải nắm vững và tuân thủ. Bởi nó thể hiện cho ý chí, mục
tiêu của Đảng và Chính phủ, thể hiện sự thống nhất chung của quốc tế, nó bảo
vệ lợi ích của mọi tầng lớp xã hội, lợi ích của các quốc gia trong các hoạt động
kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu cùng một lúc chịu tác động của hai nguồn
luật : Luật quốc gia và các quy định về luật pháp quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia sẽ bị ảnh hưởng khi quốc gia đó có sự thay đổi của luật pháp, chính sách thuế, chính sách quản lý hoạt động
xuất nhập khẩu
Tỷ giá hối đoái của đồng tiền và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu: yếu tố này có tác động rất lớn đến quyết định lựa chọn mặt hàng nhập khẩu, đối tác
giao dịch, phương án kinh doanh và phương thức thanh toán của doanh nghiệp
nhập khẩu . Bất cứ sự thay đổi nào của một trong những yếu tố này, dù là không nhiều cũng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp. Chẳng hạn khi tỷ giá hối đoái của đồng tiền có lợi cho xuất khẩu
thì lại không tốt cho nhập khẩu và ngược lại, khi tỷ giá hối đoái có lợi cho nhập
khẩu thì lại ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu. Tương tự như vậy, tỷ
suất ngoại tệ hàng nhập khẩu thay đổi giữa các mặt hàng cũng dễ làm chuyển hướng về mặt hàng cũng như phương hướng kinh doanh của doanh nghiệp nhập
Biến động thị trường trong và ngoài nước. Hoạt động nhập khẩu được coi
là cầu nối giữa các thị trường, tạo ra sự gắn bó, phản ánh quan hệ sự biến động
của các thị trường. Ví dụ nếu hàng hoá trong nước bị tồn đọng, giá cả giảm và nhu cầu đối với hàng hoá đó ít đi thì dĩ nhiên hoạt động nhập khẩu mặt hàng đó
sẽ phải dừng lại.
Về phía thị trường ngoài nước, nếu xảy ra những biến động về khả năng
cung cấp, chất lượng, giá cả thì cũng gây ra những tác động tức thì tới hoạt động
nhập khẩu trong nước.
Trình độ phát triển của nền sản xuất trong nước và ngoài nước gây ra sự
cạnh tranh mạnh mẽ đối với hàng hoá nhập khẩu. Nếu sản xuất của một quốc gia
kém phát triển, không thể sản xuất được những mặt hàng có hàm lượng kỹ thuật
cao thì việc nhập khẩu những hàng hoá đó trở thành bắt buộc và ngược lại, nếu
nền sản xuất phát triển có khả năng tự sản xuất những mặt hàng kỹ thuật cao thì nhu cầu về nhập khẩu cũng sẽ giảm đi, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động nhập
khẩu. Ngoài ra một số nước, dù có trình độ sản xuất tương đối cao, vấn khuyến
khích hoạt động nhập khẩu để nhằm mục đích tạo ra sự cạnh tranh, tránh sự độc
quyền dẫn tới tính ỷ lại của các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Về phía bên ngoài, nếu nền sản xuất của một quốc gia nào đó đạt được một
trình độ phát triển cao, tạo ra nhiều sản phẩm máy móc, công nghệ mới lạ, hiện đại thì nước đó sẽ được tăng cường khả năng xuất khẩu, hơn nữa với những yếu
tố hấp dẫn của sản phẩm, họ sẽ kích thích được nhu cầu nhập khẩu của các nước
khác, do vậy nó có tác dụng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Tuy nhiên, khi nền
sản xuất trong nước bị hàng hoá nhập khẩu đe doạ thì các quốc gia có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau như: kiểm tra, hạn chế để điều tiết hoạt động nhập
khẩu.
Nói về những chủ thể tham gia hoạt động nhập khẩu là các doanh nghiệp thương mại, ta có thể thấy chính các doanh nghiệp này quyết định sự luân
chuyển, lưu thông hàng hoá trong nước và giữa các quốc gia với nhau. Hiệu quả
của hoạt động nhập khẩu được quyết định rất lớn bởi sự phát triển của các doanh
nghiệp này. Nếu các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt động không có hiệu quả hay
được thế mạnh của nhập khẩu, do đó khó có thể tham gia vào các quan hệ hợp
tác quốc tế, gây nên sự trì trệ cho nền kinh tế.
Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc: yếu tố này không bao giờ có
thể tách rời khỏi việc thực hiện các hoạt động nhập khẩu. Trước đây khi các phương tiện thông tin liên lạc chưa phát triển hiện đại như bây giờ thì các hoạt động giao dịch thương mại tiến hành rất chậm chạp, mất nhiều thời gian đi lại và chi phí cao. Ngay cả hoạt động nghiên cứu thị trường cũng gặp nhiều khó khăn như không kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường, nhu cầu khách hàng, thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay với các phương tiện thông tin liên lạc tối tân như: Điện thoại, máy Fax, mạng Internet…sẽ giúp tất cả mọi người có thể
liên lạc với nhau nhanh chóng mà không bị hạn chế bởi khoảng cách về không
gian. Với những phương tiện này, các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế như chào hàng, hỏi giá, báo giá thậm chí cả đàm phán ký kết hợp đồng…đều có
thể thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không nhất thiết buộc hai
bên phải gặp mặt trực tiếp.
Một trong những nghiệp vụ chính của hoạt động nhập khẩu là vận chuyển
hàng hoá từ nước xuất khẩu về nước nhập khẩu. Do vậy, đương nhiên các phương tiện giao thông vận tải có một vai trò rất quan trọng. Một hệ thống giao
thông vận tải an toàn, nhanh chóng hiện đại sẽ giúp cho quá trình vận chuyển,
bốc dỡ, bảo quản đạt được tiến độ nhanh, kịp thời với yêu cầu kinh doanh mà lại
có thể tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Hiện nay kể cả khi xuất khẩu
hay nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dùng các phương tiện vận
tải nước ngoài do các hãng vận tải trong nước chưa có uy tín và cũng chưa được
hiện đại hoá. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp bách cho các hãng vận tải trong nước phải mau chóng thay đổi, nâng cấp các phương tiện vận tải theo kịp trình
độ quốc tế để tăng uy tín khi tham gia các hoạt động thương mại quốc tế.
Hệ thống ngân hàng-tài chính quố gia: Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của hệ thống tài chính - ngân hàng ngày càng trở nên hết sức qưuan trọng vì hệ
thống này có trách nhiệm quản lý , cung cấp vốn, thực thi thanh toán một cách
thuận tiện, nhanh chóng chính xác cho các doanh nghiệp. Với vai trò này nó có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doan h của tất cả các doanh nghiệp trong một
quốc gia, dù là doanh nghiệp cỡ nhỏi hay doanh nghiệp cỡ lớn, dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp thuộc bất cứ một thành phần kinh tế nào khác. Nếu hệ thống tài chính ngân hàng không phát triển vững mạnh thì cũng có
nghĩa là các hoạt động nhập khẩu sẽ không thực hiện được. Các doanh nghiệp
nhập khẩu sẽ được đảm bảo về mặt lợi ích nếu họ có quan hệ tốt và có uy tín trong nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng. Hơn thế nữa, các ngân hàng còn có thể đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc cho họ vay vốn để
tạo điều kiện cho doanh nghiệp kịp thời cho các hoạt động kinh doanh khi có cơ
hội.
Trong nền kinh tế thị trường hệ thống ngân hàng - tài chính đã có nhiều thay đổi tích cực góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, trong những năm qua không ít các biểu hiện tiêu cực dã xuất hiện đặc biệt là hiện tượng tham nhũng, bảo lãnh cho vốn vay vô tổ chức dẫn đến hậu
qủa nghiêm trọng. Để bảo đảm và nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng - tài chính, trong những năm tới, Nhà nước cần phải đưa ra những quy chế quản lý có
hiệu quả hơn chấm dứt những hiện tượng tiêu cực này.
2.2 Các nhân tố chủ quan:
Cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu cũng như chiến lược khai
thác nó phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng của các doanh nghiệp. Tiềm năng của
mỗi doanh nghiệp có thể mở rộng hay thu hẹp cơ hội kinh doanh và là một nhân
tố quyết định đến hiệu quả của quá trình kinh doanh nhập khẩu.
Tiềm năng về vốn. Thông thường với các doanh nghiệp nhập khẩu hiện
nay, vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chủ yếu là vốn đi vay. Thực ra, một nhà kinh doanh giỏi là phải biết sử dụng tốt nguồn vốn vay, nhưng các nhà kinh
doanh Việt Nam chưa làm được điều này. Qua một số vụ làm ăn đổ bể gây thất
thoát lớn, việc vay vốn không còn dễ như trước nữa nhưng nếu không có vốn thì doanh nghiệp không thể hoạt động kinh doanh được. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu. Nó có thể làm lỡ cơ hội kinh
nghiệp phải đi vay vốn từ các nguồn khác có lãi suất cao hơn mức lãi suất trần
của ngân hàng.
Tiềm năng về nhân lực. Đây là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kể cả khi có đủ mọi thuận lợi ở các lĩnh
vực khác mà con người thực hiện thiếu năng lực chuyên môn, kém về phẩm chất đạo đức…sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì thế việc sắp xếp, bố trí nhân sự
hợp lý, đúng người đúng việc là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên liên tục mà người lãnh đạo phải quan tâm. Việc đào tạo và đào tạo nâng cao nghiệp
vụ cho các cánbộ là việc làm cần thiết đối với các doanh nghiệp
Trên đây là một số yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động
nhập khẩu của mỗi quốc gia. Nếu tiếp tục phân tích sâu hơn, ta có thể thấy được
nhiều yếu tố ảnh hưởng khác, nhưng phần lớn chúng đều nằm trong các nhóm yếu tố này. Qua đây có thể thấy rằng, nhập khẩu là một hoạt động thương mại
quốc tế hết sức phức tạp và có những mối quan hệ chặt chẽ, sâu rộng với tất cả
Chương II