Nghiêncứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước:

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Vật tư, vận tải & xếp dỡ - Chi nhánh Hà Nội potx (Trang 46 - 53)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNGTY VẬT TƯ,VẬN TẢI & XẾP

2. Công tác nghiêncứu thị trường:

2.1 Nghiêncứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước:

Đây là vấn đề sống còn đối với hoạt động kinh doanh của công ty, quyết định sự thành công hay thất bại của công ty đó chính là nghiên cứu thị trường

tiêu thụ hàng nhập khẩu. Nhận thức rõ được điều này, nên công ty vật tư vận tải

Vật tư, vật liệu trang thiết bị công nghiệp là một loại hàng hoá đặc biệt nên những khách hàng mua loại hàng này phần lớn đều là những đơn vị sản xuất

kinh doanh hàng công nghiệp. Họ mua vật tư, vật liệu máy móc trang thiết bị

phục vụ cho việc tổ chức sản xuất chứ không phải phục vụ cho nhu cầu cá nhân

và vì vậy hành vi mua của họ không đơn thuần như hành vi mua các hàng hoá

tiêu dùng khác. Đặc điểm nổi bật của những khách hàng loại này là tuy số lượng

họ không nhiều nhưng doanh số mua bán của họ thường là lớn. Do vậy có thể

khẳng định, đây là những khách hàng đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp,

việc nghiên cứu về những khách hàng này có ý nghĩa rất to lớn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Vấn đề đặt ra là Công ty phải hiểu rõ về những

khách hàng này, về hành vi mua bán của họ để từ đó có cách tiếp cận thật thích

hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty.

Làm thế nào để thu hút được những khách hàng mới đến công ty, đồng

thời duy trì được mối quan hệ với những khách hàng truyền thống là câu hỏi mà

ban giám đốc công ty đã, đang và sẽ tìm ra câu trả lời tốt nhất. Cơ chế thị trường đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác nhau đều được tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, chính vì thế trong hoạt động nhập khẩu vật tư, vật liệu trang thiết bị sản xuất công nghiệp, công ty

không phải là đơn vị duy nhất độc quyền. Mặt khác, ngày nay khách hàng được

sự trợ giúp của các phương tiện thông tin hiện đại nên có nhiều thông tin về hàng hoá hơn và do đó cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm ra đối

tác thích hợp với mình. Thêm vào đó, việc thay thế, đầu tư mới trang thiết bị

máy móc luôn là một vấn đề lớn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, chính vì vậy mà họ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra một quyết định cuối cùng sao cho hiệu quả kinh tế đem lại là tối đa.

Nắm được tâm lý đó của khách hàng, Công ty Vật tư, vận tải & xếp dỡ Hà Nội đã đề ra các biện pháp cụ thể, mang tính cấp bách nhằm thu hút khách hàng.

Đối với những khách hàng là các đơn vị sản xuất công nghiệp, thì công ty đã

dùng phương pháp chào hàng trực tiếp để tiếp cận. Đây là phương thức thích

hợp nhất đối với khách hàng loại này, vì qua đó khách hàng sẽ nhận được một cách đầy đủ nhất các thông tin về loại hàng hoá mà mình cần cũng như những

dịch vụ mà họ được hưởng khi mua hàng của công ty. Chào hàng cũng có một

lợi thế khác là khách hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn mặt hàng, quy cách chủng loại cũng như phương thức mua bán hay thanh toán. Về phía công

ty, chào hàng cũng giúp công ty có được những thông tin phản hồi quý báu từ phía người mua, từ đó có thể đón trước được nhu cầu của khách hàng. Có thể

hiện tại khách hàng không có nhu cầu về loại hàng hoá đó nhưng khi nảy sinh

nhu cầu thì họ sẽ nghĩ ngay đến công ty.

Công ty Vật tư, vận tải & xếp dỡ Hà Nội tuy được thành lập trong một

khoản thời gian chưa lâu song trong quá trình hoạt động của mình, công ty cũng đã tạo lập được một số quan hệ bạn hàng uy tín, chính điều này đã góp phần tạo

nên một thế đứng vững chắc của công ty ngày nay và đảm bảo cho những bước

phát triển của công ty trong những thời gian tới.

Bảng 5. Tình hình tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu theo thị trường qua 3 năm (1999-2001).Đơn vị USD.

Năm Tên KH

1999 2000 2001

Giá tr % Giá tr % Giá tr %

Gang thép Thái Nguyên 254935 11,5 1433403 40,0 3366898 38,2

Mỏ than Mạo Khê 210598 9,5 358531 10,0 846131 9,6

TNHH Cẩm Nguyên 283310 12,8 405139 11,3 643412 7,3

APP 190647 8,6 207947 5,8 1278011 14,5

Thương mại Nhật Quang 175129 7,9 222289 6,2 1339708 15,2

Thép Nam Đô 206163 9,3 190021 5,3 899015 10,2

Các công ty khác 896040 40,4 7679721 21,4 440693 5

Tổng 2216822 100 3585301 100 8813868 100

Nguồn báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm

Với vai trò là một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty xác định thị trường mục tiêu là thị trường nội địa với tập khách hàng trọng điểm là các doanh

nghiệp sản xuất công nghiệp và các công tythương mại. Các doanh nghiệp sản

xuất được chia làm hai dạng là các đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt

Nam và các doanh nghiệp ngoài tổng công ty. Các khách hàng là đơn vị thành viên của Tổng công ty chủ yếu là các mỏ than, và thường xuyên mua các mặt hàng như xăng dầu, thiết bị khai thác mỏ, các phụ tùng thay thế của phương tiện

vận tải và phương tiện khai thác, các loại thép. Còn các doanh nghiệp ngoài tổng công ty thường là các công ty sản xuất thép, các công ty xây dựng với mặt hàng chủ yếu là thép. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các doanh nghiệp thương

mại ở Hà Nội, các tỉnh lân cận, ngoài ra còn có một vài công ty ở thành phố Hồ

Chí Minh.

Trong gần mười năm hoạt động, công ty đã mở rộng thị trường ra rất nhiều

do không ngừng cố gắng triển khai hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt nhu

cầu khách hàng để từ đó có kế hoạch cung ứng đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng.

Công ty đã có được một số khách hàng truyền thống như: Công ty gang thép

Thái Nguyên, công ty thép ống Đài Loan, Công ty thép Nam Đô, công ty APP,

công ty xây dựng Gia Phát...và các mỏ than như: Mạo Khê, Đèo Nai, Cọc

sáu,Hà Tu...

Tất cả các khách hàng nói trên đều làm ăn với công ty dưới cả hai hình thức

là mua hàng và uỷ thác nhập khẩu hàng hoá. Trên bảng 5, ta có thể thấy giá trị

mua hàng của các doanh nghiệp trên qua ba năm 1999-2000. Căn cứ vào bảng

thì thấy công ty gang thép Thái Nguyên là đơn vị mua hàng lớn nhất của công ty, năm 1999 công ty này đã mua của công ty 254935 USD chiếm 11,5% tỷ

trọng bán hàng. Năm 2000 con số này là 1433403 USD chiếm 40% và như vậy là đã tăng hơn 4 lần so với năm 1999. năm 2001 tỷ trọng tuy có giảm xuống nhưng vẫn đạt ở mức 38,2%. Tiếp theo phải kể đến là công ty TNHH Cẩm

Nguyên, co tỷ trọng hàng mua bán với Công ty lần lượt qua các năm là: 12,78%; 11,3% và 7,3%. Tỷ lệ tăng hàng năm bình quân là hơn 50%.

Cũng qua bảng X, ta thấy giá trị bán hàng của công ty Vật tư, vận tải & xếp

dỡ Hà Nội không ngừng tăng lên, nhưng lại chỉ tập trung ở một số khách hàng mua với khối lượng lớn còn các khách hàng quen hàng năm lại có xu hướng

của chi nhánh có phần bị thu hẹp, đây là vấn đề rất quan trọng mà công ty cần có

ngay các biện pháp khắc phục, tránh gây tổn thất cho công ty.

2.2 Nghiên cứu thị trường nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài:

Đây là thực chất là công tác tạo nguồn hàng để nhập khẩu, thiết lập mối

quan hệ với các nhà cung ứng. Có thể nói về mặt này công ty có nhiều lợi thế hơn các đơn vị khác. Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty than Việt Nam

mà Công ty có thể tận dụng được những mối quan hệ tốt đã có từ trước giữa

Tổng công ty than và các đối tác nước ngoài mà hầu hết là các công ty lớn, có

uy tín. Chính vì vậy mà trong những năm vừa qua Công ty không phải gặp nhiều khó khăn trong công tác tạo nguồn hàng nhập khẩu, những nguồn hàng có thể đảm bảo về chất lượng hàng hoá cũng như tính ổn định của việc cung cấp hàng.

Điều này đã làm cho công ty có thể yên tâm trong việc ký kết các hợp đồng nội

bán hàng, hay nhận nhập khẩu uỷ thác cho các công ty ở trong nước, đồng thời

tạo cho các khách hàng này sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của Công ty. Đây là một điều rất đáng mừng, đặc biệt là trong giai đoạn tìm kiếm các khách

hàng mới của công ty hiện nay.

Nhìn vào bảng trên ta có thấy Công ty đã thiết lập được một hệ thống các

nhà cung ứng rộng khắp. Với đòi hỏi cao của thị trường nhập khẩu vật tư, vật

liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp nên trong hoạt động lựa chọn

nhà cung ứng, tạo nguồn hàng nhập Công ty luôn chủ động hợp tác với những nước có nền công nghiệp phát triển, có trình độ về khoa học kỹ thuật dây truyền

công nghệ cao như: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức... khi tiến hành lựa

chọn các đối tác này để nhập khẩu công ty Vật tư, vận tải & xếp dỡ Hà Nội đã tích cực nghiên cứu về tình hình sản xuất, khả năng tài chính cũng như những

nhân tố khách quan khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh

nghiệp, chính vì vậy nên trong thời gian qua công ty đã thực hiện hoạt động

Tuy nhiên có thể dễ dàng nhận thấy một điều là các đối tác chính của Công

ty trong việc cung ứng hàng hoá nhập khẩu đều là những đối tác, bạn hàng truyền thống với Tổng công ty than Việt Nam như Nga, Nhật Bản và Trung Quốc và tỷ trọng hàng nhập khẩu từ các đối tác này là rất lớn. Cụ thể là năm

1998, giá trị hàng hoá nhập khẩu từ Nhật Bản đạt mức 2328039 USD ( chiếm

20,5% tổng giá trị hàng nhập khẩu), năm 1999 là 2299181 USD( chiếm 17,6%

tổng giá trị hàng nhập khẩu) tỷ trọng này vẫn được duy trì ở mức cao cho đến năm 2001, và trung bình chiếm khoảng 18,5% qua các năm. Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu từ những nước này (Nga, Nhật Bản và Trung Quốc) luôn chiếm

khoảng 50% tổng giá trị hàng nhập khẩu

Đây là một lợi thế của Công ty, như trên đã nói ở trên vì họ đều là các công ty có uy tín, có mối quan hệ lâu năm với tổng công ty và hiện tại hoạt động nhập

khẩu từ các thị trường này vẫn đem lại lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, nó cũng có

một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, hàng hoá của các đối tác này chủ yếu là các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất than, trong tình hình hiện nay khi

ngành sản xuất và khai thác than đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu cứ nhập khẩu

những mặt hàng này sẽ không phải là một giải pháp toàn vẹn, gây mất hiệu quả

trong hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, Công ty sẽ phải lệ thuộc

nhiều hơn vào Tổng công ty trong việc giới thiệu ghép mối các quan hệ truyền

thống này khi đó tính tự chủ trong hoạt động nhập khẩu của công ty bị giảm sút

và hiệu quả mang lại sẽ là không cao. Hơn nữa với trong điều kiện cạnh tranh

ngày càng gay gắt hiện nay, nếu chỉ tập trung vào kinh doanh một loại hàng hoá thì công ty sẽ phải đối đầu với rất nhiều những rủi ro.

Để giải quyết vấn đề này trong những năm qua bên cạnh việc duy trì những

bạn hàng truyền thống công ty đã cố gắng tìm kiếm thêm nhữngnhà cung ứng

mới và bước đầu đã đem lại những thành công đáng kể. Công ty đã tìm được

những đối tác ở Úc, Mỹ, Thuỵ Điển và nhiều nước khác...Cụ thể giá trị nhập

khẩu từ Thuỵ Điển năm 1998 chiếm 5,2 % tổng giá trị hàng nhập khẩu, năm 1999 là 5,3 % như vậy là đã có xu hướng tăng so với năm trước, điều này trở

nên rõ ràng hơn vào năm 2000 khi tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này đã đạt mức 6,3 %. Cùng với thị trường Thuỵ Điển các thị trường khác cũng

có dấu hiệu khả quan và đến cuối năm 2001 thì tổng giá trị hàng nhập khẩu từ

các thị trường mới này đã đạt tới mức trên 25%. Đây có thể nói là một thành công rất lớn của Công ty trong công tác tạo nguồn hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Luận văn: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu tại Công ty Vật tư, vận tải & xếp dỡ - Chi nhánh Hà Nội potx (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)