II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở CÔNGTY VẬT TƯ,VẬN TẢI & XẾP
1. Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu:
Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc tổng công ty
than Việt Nam, hàng hoá mà doanh nghiệp nhập về sẽ được tiêu thụ ở hai thị trường. Thị trường trong ngành bao gồm các Công ty khai thác và các đơn vị sản
xuất khác thuộc ngành than quản lý; Thị trường ngoài ngành chủ yếu là các công
ty, đơn vị sản xuất công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ.
Để phục vụ kịp thời cho nhu cầu của các đơn vị trong ngành, Công ty
thường nhập một số thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác, sản xuất và vận
chuyển than như: săm lốp ô tô, bình ắc quy, dầu DEG, các thiết bị dàn khoan, thiết bị hầm lò, cẩu trục, các loại cáp...Hầu hết những loại hàng hóa này là các máy móc, trang thiết bị hiện đại đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật cao và có giá trị lớn
nên việc mua bán phải có dịch vụ lắp đặt, bảo hành và có hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số vật tư, vật liệu như thép các loại, phế
liệu dùng để luyện thép... phục vụ cho ngành xây dựng và một số ngành công nghiệp khác. Có thể tóm tắt đặc điểm chính của các loại hàng hoá này như sau:
Một là. Các công trình thiết bị toàn bộ thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Ở nước ta vốn phục vụ cho các quá trình này thường do nhà nước cấp từ ngân
sách. Nhưng trong những năm gần đây, để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng
nhanh và chủ trương Công nghiệp hoá hiện đại hóa, các Bộ ngành đã chủ động huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước như vốn tự bổ
sung của các doanh nghiệp nhà nước, của các công ty được thành lập theo luật
công ty có tổng số vốn đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50% vốn công ty, vốn vay các Chính phủ nước ngoài, do ngân hàng nhà nước
hoặc ngân hàng nước ngoài bảo lãnh và vốn viện trợ bằng tiền của Chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế đối với những dự án, công trình...
Hai là. Thời gian xây dựng, lắp đặt vận hành các công trình thường kéo dài với một khối lượng đồ sộ các công việc liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá, lắp đặt vận hành và đào tạo đội ngũ nhân viên sử dụng các trang thiết bị
hàng hoá đó.
Ba là. Trong mua bán vật tư, vật liệu trang thiết bị phục vụ sản xuất công
nghiệp, ngoài sản phẩm hàng hoá, vật tư ra còn đi kèm theo nhiều dịch vụ khác như khảo sát thiết kế, thi công, vận hành bảo dưỡng...trong đó phải sử dụng các
chuyên gia kỹ thuật của nước ngoài.
Bốn là. Hàng hoá trang thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp có tính chất
kỹ thuật cao và chuyên ngành, do đó khi tiến hành hoạt động nhập khẩu cần phải
có kiến thức nhất định về khoa học kỹ thuật và chuyên ngành đó. Với hàng trăm
mục quy định chi tiết về kỹ thuật đối với một dây chuyền vì thế nên thông
thường quy cách kỹ thuật của hàng hoá thiết bị không chỉ được nêu thành một
khoản trong hợp đồng mà còn được quy định cụ thể riêng trong các tài liệu kỹ
thuật cụ thể kèm theo hợp đồng mua bán.
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, nhu cầu
về vật tư, hàng hoá trang thiết bị phục công nghiệp là rất lớn. Nhưng do nền
kinh tế nước ta có xuất phát điểm thấp nên việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn ở mức thấp nên tình hình mua sắm các
trang thiết bị toàn bộ, hiện dại còn chưa tương xứng với thực tế, hơn nữa Công
cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt và công ty còn gặp nhiều khó khăn trong
kinh doanh mặt hàng này.
Để tồn tại và phát triển việc chuyển hướng trong kinh doanh, đa dạng các
mặt hàng kinh doanh là tất yếu mà Công ty cần thực hiện. Hiện nay, Công ty
kinh doanh khá nhiều chủng loại mặt hàng và có thể chia thành hai nhóm mặt hàng chính sau đây:
Nhóm mặt hàng các loại thiết bị chính phục vụ cho việc sản xuất, khai thác
và vận chuyển than như: các loại dây cáp, actomat, động cơ điện, các phương
tiện, dàn khoan và các thiết bị hầm lò, các phương tiện vận tải chuyên chở...Trong việc kinh doanh nhóm mặt hàng này công ty có các thuận lợi là:
Theo xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá trong các hoạt động kinh tế giữa
các quốc gia ngày nay, Đảng và nhà nước ta đã đề ra chính sách Công ngiệp hoá
hiện đại hoá. Do đó, nhu cầu mua sắm thiết bị máy móc thiết bị của ngành công nghiệp nói chung, ngành khai thác và sản xuất than nói riêng là rất lớn.
Do tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt buộc các đơn
vị sản xuất kinh doanh phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình về mặt
hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật, nâng cao các thông số về độ bên khi vận hành, độ
an toàn của sản phẩm, đến kiều dáng kích thước và đặc biệt là tính thẩm mỹ của
sản phẩm cũng như các thiết bị phụ tùng thay thế. Để đạt được mục đích trên, buộc các đơn vị phải đổi mới công nghệ, đổi mời trang thiết bị. Như vậy, việc
kinh doanh nhóm mặt hàng này của công ty có nhiều thuận lợi. Song bên cạnh đó nó cũng còn tồn tại một số khó khăn như:
Do đặc điểm của nhóm mặt hàng này là có giá trị lớn, đòi hỏi công ty phải huy động một lượng vốn lớn để kinh doanh. Trên thực tế ở nước ta hiện nay tình trạng thiếu vốn là phổ biến vì vậy huy động vốn để kinh doanh luôn là một vấn đề khó khăn của công ty.
Việc tạo nguồn hàng nhập cũng còn một số trở ngại nhất định, do nguồn
hàng này chủ yếu là phải nhập khẩu nên tính chất nguồn cung cấp hàng là không
ổn định. Nó phụ thuộc vào giá cả quốc tế, chính sách xuất nhập khẩu nội địa, sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường và một số yếu tố khác. Cho nên sự điều chỉnh
hoạt động nhập khẩu về giá cả, chủng loại cũng như số lượng mỗi mặt hàng nhập khẩu là rất khó khăn.
Nhóm mặt hàng phụ tùng, vật tư, vật liệu bao gồm: phụ tùng các loại ô tô,
cần cẩu, phụ tùng dàn khoan, bình điện, vòng bi, săm lốp ô tô, thép các
loại...những loại mặt hàng này thường được nhập về để phục vụ cho các đơn vị
sản xuất công nghiệp ngoài ngành than. Khối lượng mỗi lần nhập thường không
quá lớn và không mang tính chất ổn định. Vì vậy, nó gây khó khăn cho công tác xác định số lượng, khối lượng mỗi lần nhập hàng và nhu cầu dự trữ của công ty.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhu cầu vật tư vật liệu ( đặc biệt là các loại thép ) để phục vụ các công trình xây dựng trong nước tăng lên một cách
nhanh chóng nên tỷ trọng nhóm mặt hàng này cũng tăng lên rõ rệt trong cơ cấu
mặt hàng nhập khẩu của công ty thời gian này. Đặc biệt là trong 3 năm gần đây,
các loại thép đã trở thành mặt hàng nhập khẩu chính của công ty.
Theo bảng ta thấy năm 1999 giá trị nhập khẩu thép các loại đạt mức
7761925 USD chiếm hơn 60% trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nhưng sang năm
2000 con số này đã tăng lên 12984890 USD ( chiếm 72% trong cơ cấu hàng nhập khẩu ) và đến năm 2001 thì đạt được mức cao nhất là 39379770 USD ( 86,69%). Điều này đã thể hiện sự nhậy bén của công ty trong công tác xác định
mặt hàng nhập khẩu, kịp thời nắm bắt được nhu cầu thị trường, tận dụng tối đa
các thế mạnh của mình để đạt được một hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể.