5. Phạm vi giới hạn đề tài
3.5 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
3.5.1 Nhóm giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ
Nhằm mục đích hạn chế thấp nhất chi phí sản xuất thông qua việc giảm bớt chi phí do sản xuất thủ công và phế phẩm hư hỏng do bể vỡ, đồng thời nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhóm giải pháp này như sau:
Đối với khâu chế biến đất, đây là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất quyết định đến chất lượng của tất cả những khâu tiếp theo, do đó Doanh nghiệp nên đầu tư thêm máy móc chuyên xử lý và chế biến đất. Nên có những thiết bị phân tích, kiểm nghiệm để chọn lựa nhằm đảm bảo ổn định chất lượng nguyên liệu đất thô trước khi đưa vào sản xuất.
Trong khâu tạo hình, với công nghệ hiện nay còn nhiều nhược điểm như: phụ thuộc thời tiết, không an toàn cho sản phẩm, hao phí thời gian và nhân công dẫn đến năng suất thấp. Về lâu dài, Doanh nghiệp nên đầu tư hệ thống nhà sấy cho sản phẩm tạo hình và lò nung thành phẩm.
3.5.2 Nhóm giải pháp về cải tiến mẫu mã sản phẩm
Doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng thuê các chuyên gia thiết kế mỹ thuật công nghiệp ở các nước Châu Âu, Nhật Bản sang để tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, huấn luyện sáng tác sản phẩm mới để từng bước xây dựng đội ngũ nhân viên thiết kế mẫu chuyên nghiệp.
Các mẫu sản phẩm mới nên nhắm đến thị hiếu của thị trường Âu Mỹ để có thể đáp ứng được nhu cầu của họ. Có thể lồng ghép các hình ảnh, hoa văn của đất nước con người Việt Nam vào sản phẩm đang được thị trường chấp nhận. Đây
cũng chính là cách tạo cho sản phẩm gốm của Doanh nghiệp có nét độc đáo riêng so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Các mẫu sản phẩm mới có thể kết hợp với các vật liệu khác như: mây, tre, nứa, lá, thiếc… làm cho kiểu dáng của gốm mỹ nghệ trở nên phong phú, đa dạng hơn.
Doanh nghiệp có thể phát động các cuộc thi sáng tác mẫu trong nội bộ Doanh nghiệp hoặc kết hợp tổ chức các cuộc thi tương tự với các trường Đại học chuyên ngành Mỹ thuật để phát hiện thêm nhiều ý tưởng thiết kế mới độc đáo hơn cho sản phẩm.
3.5.3 Nhóm giải pháp về mở rộng mô hình liên kết
Kết hợp thêm nhiều đơn vị sản xuất vừa và nhỏ xung quanh Doanh nghiệp. Bản thân Doanh nghiệp hoạt động như một nhà điều phối chung cho tất cả các thành viên.
Lợi ích của việc mở rộng là nhằm giúp lên kế hoạch phân chia, điều tiết nguồn cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm… một cách linh hoạt giữa các đơn vị, tận dụng triệt để các phương tiện sản xuất hiện có, giúp sản xuất không bị ngưng trệ và có sự hỗ trợ qua lại từ chính các thành viên trong mô hình liên kết.
Một lợi ích khác là khả năng chuyên môn hóa ở mỗi công đoạn sản xuất sẽ được nâng cao khi mỗi đơn vị nhỏ đảm nhận và chịu trách nhiệm về bán thành phẩm do cơ sở mình làm ra, tạo sự ràng buộc chặt chẽ về trách nhiệm, giúp Doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng đầu ra.
Các thành viên trong mô hình liên kết có thể giúp đỡ, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, tích lũy nhiều kinh nghiệm quý trong quá trình sản xuất.
3.5.4 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Doanh nghiệp cần xác định quan điểm sử dụng một đội ngũ lao động lành nghề, ổn định, trung thành là điều kiện tiên quyết giúp phát triển bền vững trong tình hình hiện nay.
Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, giúp đỡ họ những lúc gặp khó khăn, tạo bầu không khí làm việc thỏa mái, thân
thiện phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó lâu dài và phục vụ vì lợi ích của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng nên xây dựng lại chế độ lương thưởng hợp lý hơn trong điều kiện mới của nền kinh tế nước nhà, quan tâm động viên và có chế độ đãi ngộ xứng đáng với những nhân viên gắn bó lâu năm với Doanh nghiệp. Tạo cho họ động lực phấn đấu và cống hiến hết lòng cho Doanh nghiệp.
3.5.5 Nhóm giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại
Doanh nghiệp nên chú trọng và đầu tư công tác dự báo trạng thái phát triển từng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước. Về lâu dài, công tác này sẽ giúp ích rất đắc lực cho Doanh nghiệp trong việc nhận biết sự thay đổi của thị trường, kịp thời điều chỉnh và thực hiện được mục tiêu của chiến lược mà Doanh nghiệp đang theo đuổi.
Xây dựng một ngân sách hợp lý cho hoạt động marketing và nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được thị hiếu cũng như nhu cầu của từng thị trường cụ thể.
Xây dựng thị trường mục tiêu, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng trung thành, giảm thiểu các chi phí trung gian.
Tích cực tham gia các hội chợ triễn lãm, phát hành catalogue với đầy đủ các mặt hàng mà Doanh nghiệp sản xuất, cập nhật thường xuyên các mẫu mã mới đến khách hàng.
Doanh nghiệp nên đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử phục vụ cho quảng bá sản phẩm và giao dịch với các đối tác. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp các khách hàng của Doanh nghiệp có đầy đủ những thông tin về sản phẩm, giá cả, phương thức thanh toán… từ đó các giao dịch mua bán sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Doanh nghiệp cũng cần tiếp cận nhanh chóng, đồng bộ hơn các thông tin về nội dung và lộ trình Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO để điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp,
Việc củng cố thị trường quen thuộc của Doanh nghiệp cần được chú trọng. Việc làm hài lòng khách hàng cũ không đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức
như việc tìm kiếm một khách hàng mới, đây cũng là cách để Doanh nghiệp đứng vững và có được những khách hàng trung thành trong tương lai, đồng thời từng bước thăm dò, nghiên cứu để tiến hành thâm nhập thị trường mới có triển vọng là biện pháp an toàn và có hiệu quả.
Doanh nghiệp cần tiến hành thu thập thông tin về mức độ hài lòng của khách hàng đối với những sản phẩm mà Doanh nghiệp sản xuất, những sản phẩm bị trả về thì phải xác định xem do yếu tố nào để lô hàng tiếp theo không lặp lại những sai sót cũ. Giải quyết triệt để những than phiền, khiếu nại của khách hàng, đồng thời cũng cần tìm hiểu thêm thông tin về các chiến lược chăm sóc khách hàng mà đối thủ cạnh tranh đang sử dụng.