5. Phạm vi giới hạn đề tài
2.3.5 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Trong tất cả các sự kiện và xu hướng môi trường có thể ảnh hưởng đến vị trí chiến lược của một doanh nghiệp, ảnh hưởng cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm quan trọng có cùng ý nghĩa.
Ma trận hình ảnh cạnh tranh khác với ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ở chỗ các yếu tố bên ngoài có tầm quan trọng quyết định cho sự thành công cũng có thể được bao gồm.
Ngoài ra sự khác nhau giữa hai ma trận là các mức phân loại của các công ty đối thủ cạnh tranh được bao gồm trong ma trận hình ảnh cạnh tranh và tổng số điểm quan trọng của các công ty này cũng được tính toán.
Tổng số điểm được đánh giá của các công ty đối thủ cạnh tranh được so với Doanh nghiệp. Các mức phân loại đặc biệt của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể được đem so sánh với các mức phân loại của Doanh nghiệp. Việc phân tích so sánh này cung cấp các thông tin chiến lược quan trọng.
Bảng 2.9: Ma trận hình ảnh cạnh tranh Yếu tố Mức quan trọng TDS Company LTD. Cty TNHH XNK Gốm Sứ Bát Tràng Thien Phuoc Ceramic Co., LTD Phân loại Điểm quan trọng Phân loại Điểm quan trọng Điểm quan trọng Điểm quan trọng Thị phần 0,3 2 0,6 4 1,2 3 0,9
Khả năng cạnh tranh giá 0,3 3 0,9 3 0,9 2 0,6
Chất lượng sản phẩm 0,2 3 0,6 3 0,6 3 0,6 Lòng trung thành của khách hàng 0,1 1 0,1 1 0,1 1 0,1 Chính sách ưu đãi 0,1 1 0,1 2 0,2 1 0,1 Tổng số điểm quan trọng 1 2,3 3 2,3 Nhận xét:
Qua phân tích ma trận có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: Cty TNHH XNK gốm sứ Bát Tràng đứng vị thứ nhất, sau đó đến TDS Company LTD và Thien Phuoc Ceramic. Tổng số điểm quan trọng của Cty TNHH XNK
gốm sứ Bát Tràng là 3 cho thấy họ là đối thủ cạnh tranh rất mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì Cty TNHH XNK gốm sứ Bát Tràng ứng phó rất hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài. Đối thủ cạnh tranh thứ hai là Thien Phuoc Ceramic có tổng số điểm quan trọng là 2,3 cũng là một đối thủ rất đáng lo ngại. Do vậy chiến lược của TDS Company LTD cần hướng đến là hạn chế những mặt mạnh của Cty TNHH XNK gốm sứ Bát Tràng, hoàn thiện những điểm yếu của mình và thực hiện chiến lược phòng thủ đối với Thien Phuoc Ceramic.
Cơ hội và đe dọa
Cơ hội:
Kinh tế thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng với nhịp độ cao cùng với lộ trình hội nhập hậu WTO đã mở ra nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp giao thương với các đối tác làm ăn ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Sự hỗ trợ từ Chính Phủ ngày càng thiết thực hơn khi xếp gốm sứ mỹ nghệ nằm trong danh mục ưu đãi đầu tư và xuất khẩu. Đó là một lợi thế lớn cho Doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ mà đặc biệt là USD/VND đang ở mức cao thời gian qua là một điều kiện thuận lợi để Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.
Thị trường tiêu thụ đang có xu hướng chuộng các sản phẩm gần gũi với thiên nhiên, phong cách tao nhã như hàng gốm sứ, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh đồ gốm phát triển mạnh, mở ra nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp.
Việc hợp tác liên doanh với các đơn vị trong nước trong cùng ngành nghề đã tạo nên thế và lực mới cho Doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất.
Sản phẩm Gốm mỹ nghệ của Doanh nghiệp được đánh giá cao trên thương trường do mang nét đặc trưng riêng và uy tín về chất lượng, đẹp về mẫu mã.
Cùng với sự phát triển, một số tiến bộ trong công nghệ sản xuất đã được áp dụng thay thế lao động thủ công nặng nhọc (Công nghệ nhào trộn đất, dập phay, lò nung bằng gas…), nâng cao năng suất, số lượng thành phẩm sản xuất ra nhiều
hơn, chi phí sản xuất giảm, chất lượng tăng, hiệu quả kinh tế cao… nhưng vẫn giữ được chất mỹ nghệ riêng vốn có.
Đe dọa
Tình trạng thiếu nguyên liệu xảy ra hầu hết ở các chủng loại sản phẩm.
Tình hình kinh tế đất nước lạm phát dẫn đến chi phí cho các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất tăng cao. Một số khách hàng của Doanh nghiệp đã chuyển đơn hàng sang các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Thái Lan vì giá rẻ, nguy cơ mất khách hàng là rất cao.
Các đơn vị liên kết có cơ sở hạ tầng còn yếu và chưa đồng bộ. Nhiều cơ sở gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, bãi tập kết nguyên liệu, đường giao thông vận chuyển xấu nên nguồn cung chưa ổn định.
Các doanh nghiệp trong nước kinh doanh cùng ngành nghề chưa gắn kết được thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài nên không có được sức mạnh lớn trong cạnh tranh. Hệ quả dẫn đến “cạnh tranh ngay trên sân nhà”.
Trong điều kiện mặt trái của nền kinh tế thị trường đã xuất hiện hàng nhái, hàng sao chép, làm giống, bắt chước khi mẫu mã gốm từ xưa đến nay chưa có tiền lệ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
Sự cạnh tranh về giá trên thị trường xuất khẩu diễn ra gay gắt với các đối thủ ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của Doanh nghiệp.
Nguy cơ gia nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn.
Các sản phẩm thay thế ngày nay như nhựa, nhôm, thiếc… hoàn toàn có thể thay thế các sản phẩm gốm do ưu thế về độ bền, khả năng linh hoạt cao trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CHO TDS COMPANY LTD