- Xung đột với chính sách cải cách hành chính
3.5. Công tác phổ biến chính sách đến quần chúng nhân dân
Trong khoảng thời gian tạm hoãn thi hành chính sách, cần tiến hành tuyên truyền, giải thích nội dung, mục đích cụ thể của chính sách tới toàn thể quần chúng nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Để từ đó, người dân có những nhận thức đúng về chủ chương, đường lối của chính sách.
Cần có những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc triển khai chính sách trong thực tế và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để người dân hiểu rõ quy trình thực hiện. Có như vậy người dân mới tiếp nhận và ủng hộ chính sách.
Trên đây là một số khuyến nghị cá nhân của tác giả, hy vọng chủ thể chính sách có thể sử dụng làm ý kiến tham khảo cho việc điều chỉnh, bổ sung chính sách, để chính sách đi vào thực tế và phát huy được hiệu quả như chủ thể chính sách mong muốn.
KẾT LUẬN
Phân tích chính sách là công việc quan trọng và cần thiết và là công việc thường xuyên của người làm chính sách (nhà quản lý). Bởi vì người làm chính sách phải luôn cập nhật tình hình thực hiện chính sách, để biết được những biến động xã hội liên quan các tác động của chính sách, để biết được thái độ của dân chúng trước một chính sách được ban hành, và để biết được khi nào cần điều chính chính sách, thậm chí phải thay đổi hoàn toàn một chính sách.
Để thực hiện một chính sách một cách có hiệu quả nhất trong quản lý xã hội trước hết đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò cũng như những ưu điểm và hạn chế của chính sách trong môi trường áp dụng. Muốn vậy thì chủ thể chính sách cần phải tiến hành hoạt động phân tích chính sách. Việc phân tích chính sách nhằm mục đích: nhận biết được hiệu quả của một chính sách; đánh giá được mức độ hiệu lực của chính sách; phát hiện được những vấn đề của chính sách và nhu cầu đối với chính sách; trên cơ sở đó lựa chọn quyết định điều chính chính sách hoặc ban hành chính sách mới, nếu là cơ quan ban hành chính sách; đề xuất khuyến nghị quyết định điều chỉnh chính sách hoặc ban hành chính sách mới, nếu là một tổ chức thực hiện chính
sách hoặc đối tượng thụ hưởng chính sách. Tuy nhiên phân tích chính sách không chỉ là nhu cầu của nhà quản lý, mà còn là nhu cầu của các tổ chức kinh doanh, nhu cầu của dân chúng nhằm hiểu rõ hơn về chính sách và thấy được những ảnh hưởng của chính sách đối với tổ chức, cá nhân.
Do vậy, xuất phát từ như cầu cá nhân về nhận thức và từ nhu cầu thực tiễn trước những phản ứng của dư luận về chính sách xử phạt xe không chính chủ, trên đây tác giả đã chọn đề tài phân tích chính sách để nhận dạng những vướng mắc của chính sách xử phạt xe không chính chủ của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Việt Nam. Trên cơ sở phân tích các kịch bản của chính sách: Triết lý của chính sách; Tác nhân của chính sách; Mục tiêu của chính sách; Phương tiện của chính sách; Hoạt động diễn ra do chính sách; Tác động của chính sách tới xã hội; Phân hóa xã hội do chính sách; Phản ứng của xã hội trước chính sách; Xung đột xã hội của chính sách; Vòng đời của chính sách. Từ đó chỉ ra những điểm vướng mắc khiến chính sách không thể phát huy được hiệu quả và hiệu lực, và những vướng mắc đó chính là nguyên nhân khiến người dân và dư luận xã hội có những phản ứng khác nhau về chính sách mà đa phần là không ủng hộ. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số phương án giải quyết những vướng mắc trong chính sách để có thể áp dụng có hiệu quả chính sách vào thực tế ở nước ta hiện nay. Những ý kiến phân tích còn nông cạn, mong sẽ có dịp nghiên cứu đi sâu hơn.