Nhóm hưởng lợi do chính sách.

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG CHÍNH SÁCH XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Nhóm được lợi từ chính sách là nhóm những gia đình có điều kiện có thể mua thêm nhiều phương tiện cá nhân hơn vì trước kia họ bị hạn chế bởi chính sách hạn chế phương tiện cá nhân. Bên cạnh đó, những người chủ cũ của phương tiện cũng sẽ được lợi vì họ sẽ không bị phạt oan vì những hành vi vi phạm giao thông của chủ mới.

“Nếu bạn từng bị mất xe, bạn sẽ biết việc đăng kí chính chủ sẽ thuận lợi cho bạn tìm lại được chiếc xe như thế nào. Nếu như xe bạn đang đi không đăng kí tên của bạn, thì giả sử có tìm lại được xe của bạn, bạn cũng không có bằng chứng gì để nói rằng đó là xe của bạn?” – một bạn nữ 20 tuổi, sinh viên Đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQGHN, cho ý kiến.

Mặt khác, ngành giao thông đường bộ cũng được lợi từ việc thu phí xử phạt cao, tạo một nguồn thu vào ngân sách và cho ngành nhằm cải thiện chất lượng các công trình giao thông đường bộ; tạo thuận lợi cho cơ quan công an điều tra và xử lý các vụ tai nạn giao thông một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Một Nam giới 28 tuổi, nhân viên làm việc tại TOYOTA Thanh Xuân, cho ý kiến rằng: “Việc quản lý như vậy sẽ thuận tiện hơn cho việc quản lý các vấn đề an ninh xã hội phát sinh. Chẳng hạn khi có tai nạn xảy ra thì sẽ nhanh chóng xác định được nạn nhân hay thủ phạm, hay có thể truy tìm tài sản gốc đã mất một cách nhanh chóng hơn. Đồng thời việc đăng ký tên lưu hành xe như vậy sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc đứng tên bảo hiểm , có thể giúp dễ dàng hơn cho viêc quản lý giao thông đường bộ. Những người tham gia giao thông đầu tiên phải hiểu luật và chấp hành luật. Tôi thấy như Việt Nam, lái xe gây tai nạn mà không xác định được hung thủ, camera thu lại hình cướp giật có thấy biển số xe mà không xác định được kẻ cướp. Nếu như việc đăng ký chính chủ như theo chính sách này mà đã được làm đúng ngay từ đầu thì tình hình giao thông và trật tự xã hội ở Việt Nam đã không như ngày hôm nay”.

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG CHÍNH SÁCH XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (Trang 26 - 27)