Xung đột với chính sách thuế

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG CHÍNH SÁCH XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Lý do quan trọng nhất dẫn đến việc xe không chính chủ, là chính sách thuế. Thuế quá nặng mới dẫn đến việc né thuế. Thuế trước bạ, đơn giản chỉ là việc xác lập quyền sở hữu tài sản của công dân. Một thủ tục hành chính đơn giản lại thu phí quá cao, là điều bất hợp lý. Theo Thông tư 124 ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ thì lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe máy là 2%, từ lần thứ 2 trở đi là 1%. Như vậy, nếu sang tên lần đầu một chiếc xe máy có giá trị 30 triệu thì phí người mua xe cũ phải đóng là 600 nghìn đồng, nếu là lần thứ 2 trở đi sẽ là 300 nghìn đồng. Còn đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe), bao gồm cả trường hợp ôtô bán tải vừa chở người, vừa chở hàng, lệ phí trước bạ theo tỷ lệ từ 10% đến 20%. Và để sang tên một chiếc ôtô cũ, người mua sẽ phải nộp phí trước bạ tương đương 10 đến 15% giá trị còn lại của chiếc xe, mức áp dụng tùy từng địa phương. Ngoài ra, người mua sẽ chịu thêm phí cấp lại giấy đăng ký xe, phí cấp biển mới nếu biển số cũ là biển 4 số. Mức thu nói trên khiến nhiều người không muốn sang tên, đổi chủ, đặc biệt đối với những loại xe đã trao tay nhiều lần và còn ít giá trị sử dụng.

Mức phí quá cao đồng nghĩa với các giao dịch ngầm, mua bán trao tay ngày càng phổ biến. Để hợp thức hóa tài sản là của mình mà không phải tiến hành sang tên ở cơ quan có thẩm quyền, nhiều người lựa chọn hình thức ủy quyền tại các tổ chức hành nghề công chứng. Và thay vì phải nộp hàng chục triệu đồng (đối với ô tô), hàng triệu đồng (đối với xe máy) cho Nhà nước thì họ chỉ mất vài trăm ngàn đồng lệ phí công chứng. Và như vậy thì Ngân sách Nhà nước sẽ bị thâm hụt vì không thể thu thuế đối với các hợp đồng chuyển nhượng.

Thêm vào đó, theo chính sách mới, việc phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với chủ xe môtô, xe gắn máy không thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định; phạt tiền từ 6-10 triệu đồng đối với chủ xe ôtô và xe chuyên dùng không thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định, khiến người dân cảm thấy bức xúc và phản đối lại

chính sách. Do vậy việc xử phạt xe không chính chủ với mức xử phạt như vậy là chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG CHÍNH SÁCH XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w