Nữ giới, 24 tuổi, Sinh viên Đại hoc Hà Nội nêu quan điểm:

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG CHÍNH SÁCH XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

“Bọn em là những sinh viên đang đi học, gần như 100% tài sản (ở đây là xe máy) đứng tên bố mẹ, người thân. Vậy giờ ra đường tham gia giao thông, các chú công an cứ nhìn thấy người trẻ như bọn em mà bắt thì gần như là bọn em phải chịu phạt hết”.

“Theo em, cần phải cân nhắc và xem xét một cách thấu đáo. Cụ thể:

Thứ nhất, chúng ta đang trong giai đoạn rất đau đầu về tình trạng ùn tắc giao thông. Chúng ta đã phải nghiên cứu, tìm hiểu mọi phương cách để giảm tải ùn tắc giao

thông, trong đó có việc hạn chế các phương tiện tham gia giao thông thì đột ngột chúng ta lại triển khai áp dụng việc này. Việc triển khai áp dụng chế tài xử phạt xe không chính chủ cũng đồng nghĩa với việc sẽ gián tiếp làm tăng phương tiện giao thông.

Thứ hai, vì từ đầu đến bây giờ việc quản lý, tổ chức và các thủ tục để sang tên đổi chủ là rất khó khăn, phức tạp và tốn kém chi phí nên rất nhiều chủ phương tiên đã không làm việc này. Do vậy, để chuẩn bị thực hiện các chính sách mới chúng ta cần phải có kế hoạch xâu chuỗi cụ thể, giải quyết dứt điểm những tồn tại trước đây về vấn đề sang tên, đổi chủ”.

“Theo em nếu các xe đăng ký từ ngày 01/01/2013 mà không chính chủ thì sẽ phạt theo Nghị định 71 vì lúc này nguời dân đã được tuyên truyền và nắm rõ quy định và luật. Còn các xe đã đăng ký từ năm 2012 trở xuống các cơ quan chức năng nên tạo điều kiện cho nhân dân sang tên đổi chủ với chi phí dịch vụ hợp lý chứ không phải cao như bây giờ.

“Em tin rằng làm như vậy người dân sẽ thực hiện tốt các chủ truơng chính sách mà Chính phủ đưa ra”.

Một phần của tài liệu NHẬN DẠNG NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG CHÍNH SÁCH XỬ PHẠT XE KHÔNG CHÍNH CHỦ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VIỆT NAM (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w