1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra kiến thức liên quan của HS:
- GV hỏi: Em hãy cho biết các tính chất của vật liệu cơ khí? (Tính cơ học, tính chất Vật lí, tính chất Hoá chọ và tính Công nghệ)
Chú ý: Hỏi kĩ hơn về tính cơ học và tính công nghệ.
- HS trả lời, GV bổ sung và khắc sâu hơn tính cơ khí và tính công nghệ của vật liệu cơ khí.
- GV nhắc lại các kiến thức HS đã học ở lớp 8 về khoan, dũa, đục kim loại… để đặt vấn đề vào bài mới.
Đặt vấn đề vào bài mới:
Ở lớp 8 các em đã được học về các tính chất của vật liệu cơ khí, một số phương pháp gia công cơ khí như khoan, dũa đục kim loại; trong bài trước các em đã được biết đến các phương pháp gia công chế tạo phôi. Em hãy cho biết có những phương pháp nào và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp đó?
- HS trả lời, GV kết luận.
- GV hỏi: Kể tên các sản phẩm được chế tạo từ phương pháp gia công đó?
- GV kết luận: Các phương pháp gia công trên tạo ra sản phẩm không có độ chính xác cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế tạo máy. Trong thực tế một số sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác, độ bóng như trục động cơ, bánh răng… Vì vậy, cần phải có phương pháp gia công khác sử dụng máy có nhiều tính năng và hiện đại để đáp ứng được các yêu cầu trong thực tế sản xuất.
Nội dung bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất và đặc điểm của gia công kim loại bằng cắt gọt