1- Khái niệm:
ĐCĐT là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ.
3. Nhiệt năng ở ĐCĐT được tạo ra bằng cách nào?
Trên cơ sở đó, GV giúp HS hiểu rõ 2 ý:
+ ĐCĐT là một loại động cơ nhiệt: biến nhiệt năng thành cơ năng.
+ Quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến nhiệt năng thành cơ năng cùng diễn ra trong xilanh của động cơ.
Hoạt động 3: Nghiên cứu phân loại ĐCĐT:
Do HS đã có kiến thức thực tế nhất định nên GV có thể nêu một số câu hỏi:
1. ĐCĐT thường sử dụng nhiên liệu gì?
2. ĐCĐT thường có mấy kì?
3. Tại sao lại gọi là động cơ 2 kì, 4 kì?
Trong phần này GV nhấn mạnh 2 ý:
+ Việc phân loại phải dựa theo dấu hiệu đặc trưng.
+ Phần này chỉ nghiên cứu các loại động cơ Điêzen và động cơ Xăng, động cơ 2 kì và động cơ 4 kì.
2- Phân loại:
- Động cơ pittông, động cơ tua bin khí, động cơ phản lực.
- Động cơ pittông chuyển động tịnh tiến và pittông chuyển động quay.
- Thường phân loại theo 2 dấu hiệu chủ yếu: + Theo nhiên liệu: động cơ Xăng, động cơ Điêzen và động cơ Gas.
+ Theo số hành trình của pittông trong một chu trình làm việc, có các loại: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.
Hoạt động 4: Nghiên cứu cấu tạo chung của ĐCĐT:
- GV sử dụng hình 20.1 để giới thiệu cấu tạo chung của ĐCĐT. Cần lưu ý đây là cấu tạo động cơ Xăng 4 kì. Khi giới thiệu từng cơ cấu, hệ thống nên nêu khái quát nhiệm vụ của chúng. Nếu có mô hình động cơ 4 kì, GV nên sử dụng kết hợp hình 20.1 và mô hình để gợi ý HS nhận biết cấu tạo của động cơ.
- Ngoài giới thiệu tên gọi các cơ cấu và hệ thống, để HS thấy được nhiệm vụ, vai trò của mỗi cơ cấu, hệ thống, GV nên gợi ý bằng cách đề nghị HS trả lời các câu hỏi sau: