Giải pháp kỹ thuật số 4: Tăng cường khả năng bôi trơn cho bộ phận dẫn động

Một phần của tài liệu Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình bảo dưỡng và sửa chữa tổ hợp máy bơm trám xi măng UNB1R-400(XA400) (Trang 64 - 68)

động của bơm piston 11Γ

Phần dẫn động bơm 11Г gồm trục chính, trục dẫn động, các thanh truyền nối với con trượt, phần thân vỏ, máng hứng và các đường ống bôi trơn. Trục chính được chế tạo thành hai phần riệng biệt trong đó một phần có bánh răng nghiêng và một bánh lệch tâm gắn đầu to thanh truyền có vòng bi đũa chuyên dụng No92152, hai đầu trục được đặt trên hai ổ bi côn No7530, một phần có 1 bánh răng nghiêng và 2 bánh lệch tâm với đầu to của 2 thanh truyền cùng 2 vòng bi đũa chuyên dụng No92152, hai đầu trục cũng được đặt trên 2 ổ bi côn No7530. Trục dẫn động có hai bánh răng nghiêng chủ động, kết cấu liền khối với trục. Trục dẫn động được đặt trên hai ổ bi trụ đỡ tự lựa, 2 dãy. Phía đầu trục có phần côn để lắp bánh răng bị động của hộp giảm tốc được lắp trong ổ bi No3526, đầu kia được lắp trong ổ bi No3524. Tất cả các chi tiết, bộ phận truyền động của phần dẫn động bơm 11Г đều được bôi trơn bằng cách vung tóe. Kết cấu phần dẫn động, máng hứng và các đường ống dẫn dầu bôi trơn được thể hiện trên hình 2.6.

Tuy nhiên, khi khảo sát trực tiếp cách bôi trơn bộ phận dẫn động bơm piston 11Г bằng phương pháp vung tóe, có một thực tế như sau:

Ở chế độ bơm với số truyền của hộp số là III hoặc IV, với tốc độ động cơ là n = 1200 v/ph trở lên dầu được vung tóe khá tốt trong không gian của bộ dẫn động, vì vậy máng hứng 36 có đường ống dẫn dầu bôi trơn cho các vòng bi côn No7530 của trục chính và 2 vòng bi trụ đỡ tự lựa, hai dãy No3524 và No3526 (ở vị trí 31 và 34 trên hình 2.5), tiếp nhận được đủ dầu bôi trơn để cung cấp cho các vòng bi nói trên. Ở cơ cấu con trượt và máng lót, quan sát qua cửa sổ kiểm tra cũng thấy chúng được tưới dầu bôi trơn khá nhiều. Như vậy, nếu bơm piston vận hành ở các chế độ này thì sự bôi trơn khá đảm bảo.

Ở chế độ bơm với số truyền của hộp số là I hoặc II với tốc độ động cơ n<=1200 v/ph, các vòng bi côn No7530 của trục chính và cơ cấu con trượt vẫn tiếp nhận được dầu bôi trơn từ sự vung tóe dầu của các cặp bánh răng nghiêng và đầu to của các thanh truyền vì với mức dầu đầy ở các cacte, một phần đầu to của thanh truyền vẫn chìm trong dầu bôi trơn khi chúng ở vị trí thấp nhất. Ở các chế độ bơm này, khi mở cửa sổ nắp trên của bộ phận dẫn động quan sát ta thấy rằng với chiều hứng dầu bôi trơn như của máng hứng 36 hình 2.6, chủ yếu là để tiếp nhận dầu được vung tóe từ hai bánh răng nghiêng lớn (Z=92) thì máng hứng dầu bôi trơn hầu như không tiếp nhận được lượng dầu bôi trơn nào để cung cấp cho vòng bi. Điều này được giải thích như sau: Với tốc độ động cơ diezel từ n = 1200 v/ph trở xuống, với số truyền của hộp số là I hoặc II, thông qua sơ đồ động học của hệ thống truyền động tổ hợp MBTXM

loại UNB1R-400 (XA400) ta có thể tính toán được vận tốc quay của các bánh răng nghiêng lớn trên trục chính là : nI 34 (v/ph) (Tỉ số truyền I = 4,66, n đ/c=1200 v/ph) nII (v/ph) ( Tỉ số truyền II = 32,6, n đ/c=1200 v/ph)

Với khoảng vận tốc góc như trên của các bánh răng nghiêng lớn, lực ly tâm sinh ra không đủ để thắng được lực ma sát trong giữa các lớp dầu bôi trơn bám trên bề mặt răng của các bánh răng để tạo ra sự dịch chuyển tương đối giữa chúng, làm cho chúng rời khỏi các bề mặt răng, gây nên hiện tượng vung tóe của dầu bôi trơn. Vì vậy, với vận tốc này các bánh răng nghiêng của trục chính không có tác dụng vung tóe dầu nào đáng kể để cung cấp dầu bôi trơn cho máng 36.

Tuy nhiên ở chế độ bơm này, phía đối diện của bánh răng nghiêng lớn của trục chính, tức là hai bánh răng nhỏ (Z=22) có kết cấu liền khối với trục dẫn động, ăn khớp với nó lại có một lượng dầu bôi trơn đáng kể văng ra, về phía cùng chiều với chiều quay của trục dẫn động, tức là văng về phía bánh răng nghiêng lớn nhất của trục chính. Điều này được giải thích là: mặc dù không văng tóe được dầu bôi trơn do vận tốc góc quá nhỏ, nhưng các bánh răng nghiêng lớn của trục chính lại để cho một lượng khá lớn dầu bôi trơn bám vào bề mặt răng và chứa trong khoảng chân răng của chúng. Trong quá trình ăn khớp giữa các bề mặt bánh răng của bánh răng lớn với bánh răng nhỏ (Z=22) trên trục dẫn động, có một lượng dầu bôi trơn từ các bánh răng nghiêng lớn truyền qua chúng. Và ở trục dẫn động của bơm, vận tốc góc của các bánh răng nghiêng nhỏ ở các chế độ tương ứng là:

nI 142,5 (v/ph)

(Số truyền I = 4,46; nđ/c = 1200 v/ph)

nII 281,9 (v/ph)

Khoảng vận tốc này là đủ lớn để lực ly tâm có thể thắng được lực ma sát giữa các lớp dầu bôi trơn bám trên bề mặt răng của bánh răng nghiêng nhỏ trên trục dẫn động khiến cho chúng trượt lên nhau và văng ra khỏi bề mặt răng, tạo ra sự vung tóe dầu bôi trơn.

Khảo sát sự vung tóe của dầu bơi trơn ở các chế độ bơm khác nhau (với số truyền III, IV của hộp số với tốc độ động cơ thay đổi từ 1000-1500 v/ph) có thể thấy lượng dầu bôi trơn được vung tóe từ phía bánh răng nghiêng nhỏ (Z=22) trên trục dẫn động cũng nhiều hơn từ phía các bánh răng nghiêng lớn (Z=92) trên trục chính. Bởi vậy để cải thiện điều kiện bôi trơn cho các vòng bi, nhất là hai vòng bi No3524 và No3526 ở vị trí cao nhất (gối đỡ của trục dẫn động) cần phải thay đổi hướng hứng dầu bôi trơn của máng hứng 36 ở hình 2.6 hoặc đặt thêm một máng hứng ngược lại, gần sát với các bánh răng nghiêng nhỏ trên trục dẫn động để cung cấp dầu bôi trơn cho hai ổ bi No3524 và No3526 ở vị trí cao nhất của bộ phận dẫn động. Sự thay đổi này được thể hiện trên ở các chi tiết 4 và 5 trên hình 4.3. Như thế có thể cải thiện rõ rệt chế độ bôi trơn cho chúng khi máy bơm piston 11Г làm việc ở chế độ tốc độ vòng quay của trục chính khá thấp.

Một phần của tài liệu Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình bảo dưỡng và sửa chữa tổ hợp máy bơm trám xi măng UNB1R-400(XA400) (Trang 64 - 68)