Mâm phanh; 2 Guốc phanh; 3 Xylanh con; 4 Cam điều chỉnh; 5 Chốt;

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo và mô phỏng hoạt động của hệ thống phanh thủy lực có trợ lực khí nén trên ô tô Hyundai 15 tấn - thùng ben (Trang 65 - 68)

D. Đèn cảnh báo phanh (báo má phanh mòn)

1. Mâm phanh; 2 Guốc phanh; 3 Xylanh con; 4 Cam điều chỉnh; 5 Chốt;

của guốc phanh. Trong quá trình là việc khe hở giữa má phanh và trống phanh sẽ bị thay đổi do các bề mặt ma sát bị mòn. Vì vậy, cần phải điều chỉnh thường xuyên và khôi phục lại khe hở ban đầu. Khe hở lớn nhất giữa má phanh và tang trống khi mới chỉnh phải nằm trong khoảng 0.3 đến 0.6 mm.

2.3. Những hư hỏng của hệ thống phanh và ảnh hưởng của chúng

Các hư hỏng trong hệ thống phanh rất đa dạng, chúng ta có thể chia các hư hỏng theo từng bộ phận và ảnh hưởng của nó tới cả hệ thống.

2.3.1. Hư hỏng máy nén khí

66

Máy nén khí thường bị hỏng ở các chi tiết sau:

Mòn buồng nén khí: vòng găng, piston và xylanh là những chi tiết chuyển động tương đối vì vậy chúng thường mài bị mòn do dùng lâu ngày. Dẫn đến công suất của máy nén bị giảm. Khi gặp trường hợp này thì phải tháo ra và đưa đi sửa chữa hoặc thay thế.

Mòn hỏng ổ bi trục khuỷu: khi ổ bị trục khuỷu bị mài mòn thì dẫn đến sự

Hình 2.22. Ổ bi

mất cân bằng lực tác dụng lên thành xylanh, máy nén làm việc bị rung động và các chi tiết piston, xylanh mài mòn nhanh.

Mòn hở van đẩy và van hút: các van của máy nén khí bị hở, làm giảm áp suất trong hệ thống dẫn động phanh. Nguyên nhân cơ bản của việc mất độ kín là sự mòn các van. Vì vậy qua mỗi khoảng đường chạy từ 40000 đến 50000 km phải nhấc nắp đậy máy nén ra để kiểm tra độ kín của các van, cũng như làm sạch các van và các cơ cấu khác. Ngoài ra khi kiểm tra phải chú ý đến các đệm cao su và vành đai có kín không. Phải đảm bảo không có hơi nước, dầu nhờn hay bụi bẩn vì sẽ làm hỏng các van cao su và màng chắn. Độ kín của van được kiểm tra bằng dung dịch xà phòng, nếu van kín thì không xuất hiện bọt.

Khi máy nén gặp phải những hư hỏng trên sẽ làm áp suất khí nén trong cơ cấu phanh không đủ tiêu chuẩn. Lúc này lực khí nén tác động không đủ có thể

67

gây ra mất phanh rất nguy hiểm, vì vậy ta nên thường xuyên kiểm tra áp kế, nếu thấy có vấn đề phải khắc phục ngay.

2.3.2. Hư hỏng bộ điều chỉnh áp suất

Bộ điều chỉnh áp suất là một trong những bộ phân quan trọng nhằm đảm bảo an toàn áp suất khí nén cho hệ thống phanh. Bộ điều chỉnh áp suất hư hỏng chủ yếu ở lò xo, độ kín khít của bi và kẹt đũa đẩy.

Khi lò xo giảm lực đàn hồi thì bộ điều chỉnh áp suất luôn ở trạng thái làm việc và khí đó máy nén sẽ không cung cấp khí nén cho bình chứa. Hệ thống phanh không hoạt động.

Khi kẹt đũa đẩy thì bộ điều chỉnh áp suất không hoạt động, dẫn đến thiết bị triệt áp không tác dụng. Áp suất khí nén cấp vào bình chứa tăng lên liên tục sẽ dẫn đến vở đường ống hoặc bình chứa khí nén.

2.3.3. Hư hỏng đường ống và bình khí nén

Tắc và rò rỉ đường ống dẫn khí chủ yếu thường do tác động của ngoại lực, dẫn đến áp suất khí nén giảm ảnh hưởng đến hệ thống phanh.

Dầu và nước đọng lại quá nhiều trong bình khí nén làm tăng nhanh qua trình oxy hóa và giảm thể tích bình chứa.

2.3.4. Hư hỏng tổng van khí nén

Khi tổng van khí nén bị hư hỏng sẽ làm ảnh hưởng quá trình phanh, lực phanh sẽ yếu khi tác động phanh. Nếu bị hỏng nặng thì có thể làm thay đổi quá trình tự phanh, bánh trước có thể bị phanh trước sẽ gây hiện tượng đâm biên hay mất lái rất nguy hiểm.

Các hư hỏng chủ yếu ở tổng van thường là các van rơle bị mòn do dùng lâu ngày. Dầu nhờn và các hợp chất hữu cơ khác dính vào và làm cho các van bị mòn nhanh chóng, ngoài ra còn do chất bẩn khi qua máy nén lọc không sạch

68

cũng gây ra sự mài mòn ở tổng van. Những van bị mòn không đảm bảo cần phải thay

mới ngay vì nó làm phanh hoạt động không chính xác.

2.3.5. Hư hỏng của bộ trợ lực

Hư hỏng bầu van trợ lực: Bầu trợ lực là một van khí mở cho khí nén từ bình chứa tới xylanh lực. Do đó khi bầu van gặp sự cố như van rơle bị mòn, lò xo hồi vị giảm lực đàn hồi dẫn đến không kín khít, lúc này khí nén từ bình chứa luôn luôn thông với xylanh lực và tác dụng tự phanh bánh xe. Hay trường hợp van rơle bị kẹt dẫn đến không mở đường khí nén tới xylanh lực khi người điều khiển tác dụng phanh. Kết quả là mất phanh

Hư hỏng xylanh lực: Ở xylanh lực hai chi tiết quan trọng cân chú ý là lực đàn hồi của lò xo và độ kín khít của piston - xylanh. Khi lò xo giảm lực đàn hồi sẽ dẫn đến cơ cấu phanh giữ nguyên trạng thái phanh khi người điều khiển nhả chân phanh. Trường hợp cặp piston - xylanh lực bị rò khí sẽ dẫn tới làm giảm lực phanh. Do vậy cần thường xuyên chú ý, bảo dưỡng chúng. Nếu những vị trí này xảy ra hư hỏng thì lực phanh sẽ yếu, không đảm bảo cho quá trình phanh vì khí

nén thoát qua van chưa cần thiết. 2.3.6. Hư hỏng của cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh là nơi xảy ra rất nhiều hỏng hóc vì nó là bộ phận chịu tác động chính các lực tạo ra khi phanh và bởi nó là kết cấu của nhiều chi tiết.

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo và mô phỏng hoạt động của hệ thống phanh thủy lực có trợ lực khí nén trên ô tô Hyundai 15 tấn - thùng ben (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)