Khi một trong hai hệ thống dẫn sơ cấp hay thứ cấp có sự cố.

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo và mô phỏng hoạt động của hệ thống phanh thủy lực có trợ lực khí nén trên ô tô Hyundai 15 tấn - thùng ben (Trang 52 - 54)

I. Đường khí vào từ máy nén; I Đường vào khoang B; II Đường vào khoang C.

c.Khi một trong hai hệ thống dẫn sơ cấp hay thứ cấp có sự cố.

Trường hợp hệ thống dẫn động phanh thứ cấp bị sự cố không hoạt động được, thì van rơle sơ cấp vẫn hoạt động bình thường, bởi vì piston sơ cấp mở van sơ cấp một khoảng mới tác dụng tới van rơle thứ cấp. Làm việc chỉ có van sơ cấp.

Trường hợp hệ thống dẫn động phanh sơ cấp bị sự cố không hoạt động được, thì hệ thống phanh khí nén tầng thứ cấp làm việc vẫn bình thường lúc này lực đạp bàn đạp phanh lớn hơn bình thường, thì phía dưới của piston sơ cấp (4) chạm vào phía trên của piston thứ cấp (10) để đế của piston (11) đẩy trực tiếp van rơle (12) tạo áp suất khí nén ổn định. Làm việc chỉ có van sơ cấp.

Tổng van khí nén được điều khiển bằng bàn đạp hoạt động nhẹ nhàng và rất tiện lợi, đảm bảo cho sự tác động của cơ cấu phanh theo thứ tự là: Khí nén tác động đến cơ cấu phanh tầng sơ cấp trước, trước khi tác động cơ cấu phanh tầng thứ cấp. Điều này đảm bảo ôtô chuyển động trên đường được an toàn vì tránh được hiện tượng xe bị mất lái.

Đây chính là điểm đặc biệt quan trọng nhất và không thể thiếu được của tổng van khí nén mà các nhà chế tạo đặc biệt quan tâm.

53

2.2.5. Bộ trợ lực phanh

Là hệ thống quan trọng của cơ cấu phanh, giúp tài xế có thể điều khiển xe một cách thoải mái mà không mất nhiều lực tác động khi phanh.

- Vì khí nén cao hơn 7kG/cm2 nên có sự chênh lệch áp suất ở hai bên piston lực chính vì thế mà nó tạo nên lực lớn hơn so với loai trợ lực chân không.

- Dễ dàng sử dụng và bảo đảm tác động phanh tốt hơn so với hệ thống phanh khí nén đơn thuần.

- Yêu cầu áp suất khí nén thấp hơn so với hệ thống phanh khí nén và phanh thủy lực bình thường nhưng vẫn bảo đảm cho ôtô dừng an toàn ngay cả khi có sự cố trong hệ thông khí nén. 2.2.5.1. Kết cấu 1 2 3 4 7 6 5 Hình 2.10. Kết cấu bộ phận trợ lực phanh

1. Bầu van rơle; 2. Xylanh lực; 3. Piston lực; 4. Lò xo; 5. Xylanh chính; 6. Piston dầu; 7. Đèn cảnh báo. 5. Xylanh chính; 6. Piston dầu; 7. Đèn cảnh báo.

Hệ thống trợ lực khí nén của ôtô Hyundai 15 tấn thùng ben cũng như hầu hết các hệ thống trợ lực khí nén trên ôtô khác của hãng Hyundai gồm các bộ phận chính:

54

Bầu van rơle mở van khí. Bộ phận xylanh lực và piston.

Bộ phận xylanh chính và piston thủy lực. Bộ phận báo mòn thắng.

2.2.5.2. Nguyên lý hoạt động

Khí nén từ bình chứa khí nén được chia làm hai đường, một đường gian tiếp tới bầu van rơle (1) của bộ trợ lực phanh thông qua tổng van phân phối và có chức năng đóng mở cho một đường khí nén thứ hai tới trực tiếp bầu van rơle và bị chặn lại ở đó.

Khi tác dụng phanh, dưới tác dụng của khí nén từ tổng van làm cho bầu van rơle (1) mở, lúc này khí nén đi trực tiếp từ bình khí đến xylanh lực (2). Khí nén thắng được lò xo (3) lực đẩy piston lực (4), piston lực này nối trực tiếp với piston thủy lực (6) vì vậy piston thủy lực sẽ tạo áp suất dầu và truyền áp suất dầu đến xylanh con ở các bánh xe thực hiện quá trình hãm phanh.

Một bộ phận điện tử cảnh báo (5) mòn má phanh hoặc tụt áp suất dầu do rò rỉ hoặc vở đường ống dẫn dầu, được gắn trong xylanh.

Một phần của tài liệu Phân tích đặc điểm cấu tạo và mô phỏng hoạt động của hệ thống phanh thủy lực có trợ lực khí nén trên ô tô Hyundai 15 tấn - thùng ben (Trang 52 - 54)