IV. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
5. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng
5.2.2. Những rủi ro thường xảy ra
a. Đối với ngân hàng.
-Đối với ngân hàng mở L/C
Ngân hàng mở L/C là ngân hàng cam kết thanh toán. Vì tính chất thay mặt người mua cam kết trả tiền cho người bán để người bán tin tưởng và yên tâm giao hàng đã làm xuất hiện khả năng xẩy ra rủi ro đối với ngân hàng mở L/C.Các rủi ro nay có thể do chính bản thân ngân hàng gây ra, nhưng phần nhiều là do phía người mua gây ra.
+Rủi ro về tỷ giá: người mua không lường trước được mức độ trượt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ mạnh nên khi hàng nhập về người mua không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó, nếu tỷ lệ ký quỹ không bù đắp được tỷ lệ trượt giá của đồng nội tệ thì rủi ro có thể xẩy ra đối với ngân hàng mở L/C.
+Rủi ro trong quá trình vận chuyển: nếu có rủi ro ro trong quá trình vận chuyển như mất mát, hư hỏng, va chạm, đắm tàu…mà trách nhiệm không thuộc về hãng tàu và người nhập khẩu không mua bảo hiểm, người nhậpkhẩu không sẵn lòng thanh toán, ngân hàng mở L/C có thể gặp rủi ro.
+Rủi ro do người nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: đây là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở L/C, vì ngân hàng buộc phải thanh toán cho người xuất khẩu trong khi không thể thu hồi vốn từ phía người nhập khẩu.
+Rủi ro do người xuất khẩu có hành vi lừa đảo.
+Rủi ro do ngân hàng mở L/C không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu: theo UCP, ngân hàng mở L/C được miễn trách nhiệm thanh toán nếu chứng từ xuất trình có lỗi. Tuy nhiên nếu ngân hàng mở L/C không hành động đúng theo những quy định tại điều 13-UCP thì ngân hàng mở L/C gặp rủi ro đối với chính bộ chứng từ đó.
-Đối với ngân hàng thông báo
Ngân hàng thông báo là ngân hàng được ngân hàng mở L/C yêu cầu thông báo một L/C do ngân hàng mở phát hành cho người bán. Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng có quan hệ mã khoá với ngân hàng mở L/C, có thể là ngân hàng có trụ sở đóng tại nước người bán hoặc nước thứ ba. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo khi ngân hàng thông báo quyết định thông báo nhầm phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì, theo thông lệ quốc tế thì ngân hàng thông báo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với các bên liên quan.
-Đối với ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn, có uy tín hoặc ngân hàng có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng mở L/C, được ngân hàng mở L/C yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở L/C không thực hiện được trách nhiệm của mình. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng xác nhận là khi không nắm được năng lực tài chính của ngân hàng mở L/C mà đã vội đi xác nhận theo yêu cầu của họ để cuối cùng ngân hàng xác nhận phải nhận trách nhiệm thanh toán thay cho ngân hàng mở L/C do ngân hàng mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
-Đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ
Ngân hàng chiết khấu có thể là ngân hàng xác nhận nếu là L/C xác nhận, hoặc có thể là ngân hàng mở L/C. Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu. Rủi ro mà ngân hàng chiết khấu có thể gặp phải là:
+Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng. +Rủi ro do người nhập khẩu trì hoãn thanh toán. +Rủi ro trong quá trình vận chuyển.
+Rủi ro do người nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ. +Rủi ro do ngân hàng mở L/C bị phá sản.
+Rủi ro do ngân hàng chiết khấu không hành động đúgn theo quy định của UCP.
b. Đối với người mua (người nhập khẩu)
Rủi ro xảy ra khi trong quá trình áp dụng và thực hiện các điều khoản của L/C, ngân hàng không chiịu trách nhiệm về tình chân thực của bộ chứng từ cũng như tình trạng thực tế của hàng hoá. Do đó bộ chứng từ mà người mua nhận được từ ngân hàng có thể là bộ chứng từ giả mạo và nếu ngân hàng đã trả tiền cho người
bán trước khi có sựphán quyết của toà án thì toàn bộ thiệt hại đó sẽ thuộc về người xin mở L/C tức người mua.
c. Đối với người bán (người xuất khẩu)
Rủi ro xảy ra khi bên mua không có thiện chí với bên bán khi họ cố tình việ những lỗi rất nhỏ trên chứng từ để từ chối thanh toán, mặc dù bên bán giao hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian như trong quy định của hợp đồng và của L/C. Do tính chặt chẽ và chi tiết của bộ chứng từ, đôi khi bên bán gặp khó khăn trong việc đáp ứng những điều kiện quá khắt khe của bộ chứng từ.
Ngoài ra, còn có những rủi ro xảy ra do cơ chế chính sách thay đổi, hoặc rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh.Vì vậy, việc tìm kiếm các biện pháp để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Chương II. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank)