Lợi ích của thư tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 33 - 34)

IV. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

4.4.Lợi ích của thư tín dụng

3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

4.4.Lợi ích của thư tín dụng

a.Khả năng tài trợ vốn.

-Thư tín dụng cung cấp giao dịch đặc biệt với mức tín dụng ngân hàng độclập và lời hứa trả tiền rõ ràng.

-Thoả mãn nhu cầu tài chính của người bán và người mua qua việc xác định hạn mức tín dụng ngân hàng trên cơ sở đề nghị của cả hai bên.

-Có thể cho phép người mua mua hàng với giá thấp hơn cũng như việc trả tiền được kéo dài hơn so với phương thức ghi sổ hoặc nhờ thu.

-Giảm thậm chí loại bỏ yếu tố rủi ro tín dụng thương mại, khi mà thanh toán đã được đảm bảo bởi ngân hàng thông qua việc mở thư tín dụng không thể huỷ bỏ. Người bán không còn phải lo về sự trung thực và khả năng của người mua trong việc thanh toán.

-Giảm được tỷ lệ nhất định rủi ro hối đoáI và rủi ro chính trị.

-Mở rộng khả năng cung cấp hàng cho người mua một khi người bán chỉ đồng ý bán hàng trên cơ sở thanh toán ứng trước hoặc thư tín dụng.

b. Thư tín dụng cung cấp hành lang pháp luật cho thương mại quốc tế. c. Đảm bảo kiểm tra chứng từ cẩn thận trước khi được gửi tới người mua.

Người mua được đảm bảo rằng chứng từ mà họ yêu cầu theo thư tín dụng phải được xuất trình phù hợp với những điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Người mua được đảm bảo rằng chứng từ sẽ được kiểm tra bởi kỹ năng chuyên môn ngân hàng trong hoạt động thư tín dụng.

Người mua chỉ chịu trách nhiệm thanh toán cho người bán sau khi các điều khoản và điều kiện của L/C đã phù hợp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 33 - 34)