Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 28 - 30)

IV. Giới thiệu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

4.2. Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng

a. Số hiệu, địa điểm và ngày mở thư tín dụng.

-Số hiệu. Tất cả các thư tín dụng đều phảI có số hiệu riêng. Tác dụng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng, dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan.

-Địa điểm mở L/C: là nơI mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Tác dụng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp.

-Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, và là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng hay không.

b. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ.

-Thương nhân: là người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C), là người xuất khẩu (người hưởng lợi L/C).

-Ngân hàng tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ : ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu…

c. Số tiền của thư tín dụng.

Số tiền của L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng.

d. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong thư tín dụng.

-Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C.

Cần phải xác định một thời hạn hiệu lực hợp lý, có nghĩa là nó vừa tránh đọng vốn cho người nhập khẩu vừa không gây khó khăn trong việc xuất trình chứng từ của người xuất khẩu.

-Thời hạn trả tiền của thư tín dụng: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau, điều này phụ thựôc vào quy định của hợp đồng.

-Thời hạn giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng quy định.

e. Những nội dung về hàng hoá như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…

f.Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện cơ sở giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng…

Đây là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng, do vậy ngân hàng mở L/C phải dựa vào đó để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu nếu bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng. Để sử dụng phương thức tín dụng chứng từ như là công cụ hiệu quả nhất trong giao dịch thanh toán quốc tế thì phải biết cách lập bộ chứng từ hoàn hảo, đáp ứng được các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng tuân theo chuẩn mực luật pháp quốc tế và thực tiễn thực hành được các nước tham gia công nhận.

h.Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C.

i. Những điều khoản đặc biệt.

k.Chữ ký của ngân hàng mở thư tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w