Mới mẻ và táo bạo trong sử dụng từ ngữ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 86 - 96)

85

Xét riêng ở phương diện sử dụng từ ngữ trong văn xi, người ta đã có thể nhận ra rất nhiều cái mới trong văn Xuân Diệu. Và có lẽ đây cũng tạo một ấn tượng là văn Xuân Diệu "Tây quá". Những cách tân mạnh bạo của nhà thơ trong việc sử dụng từ ngữ nằm chung trong quan niệm làm phong phú quốc văn và tiếng Việt. Những đổi mới ấy không phải tùy hứng, tự phát. Nó nằm trong một tư tưởng bao quát về mở rộng văn chương, làm giàu thêm Tính cách An nam trong văn chương bằng cách tạo cho nó những khả năng mới.

Nhà thơ ý thức sâu sắc rằng tiếng Việt từ xưa ít được sử dụng trong văn chương và " một thứ tiếng để lâu quá, ít dùng q thì cố nhiên ít được khéo léo". Bởi vậy, phải tạo thêm, phải bày đặt ra những cách dùng mới mà xưa kia các cụ không chịu làm" (Tính cách An nam trong văn chương). Xuân Diệu cịn nói cụ thể hơn: "Thỉnh thoảng chúng ta cũng phải dùng những chữ bởi, của, trong...- những tiếng đưa đẩy mà trước đây các cụ rất ít dùng; và ta lại

dùng theo những cách có hơi lạ". Và quả thật, Xuân Diệu đã sử dụng từ ngữ, và sáng tạo từ ngữ nữa, theo cách của ông.

Trước hết, có thể thấy ngay rằng trong văn Xuân Diệu, luôn gặp những từ lạ, những từ ghép mới mẻ. Người đọc có thể vừa ngạc nhiên vừa thú vị với lối tạo từ này:

"Một bầu say sưa, một trời tưởng nhớ "

"Ta dàn trải làm gì"? Ta hãy đọng lại nơi vài dịng châu sáng "

"Tiếng ảo não, hơi phồng, như trong ấy có sự gắng sức, tiếng rậm, và

nhiều, và thê lương như sự chết..."

"Những linh hồn mộc mạc, buồn xa mà khơng biết mình buồn " Và không thiếu những từ ngữ còn lạ hơn nữa: "cái điên tươi

thắm","chụm nhà lụp xụp"...

Vẫn trong xu hướng mạnh dạn sáng tạo, "dùng theo những cách có hơi lạ, Xuân Diệu đã có lối dùng từ, chơi chữ táo bạo, có khi đến "táo tợn".Ơng

86

ghép tên thi bá với một hình tượng tầm thường nhất: Tuy Lý Vương - thi sĩ "củ khoai".

Ơng có thể diễn đạt ý bằng những từ ngữ mạnh và bạo đến mức có thể làm ngỡ ngàng người đọc của hơm nay: " Và bàn tay đã đàn trên phím thịt

cũng là bàn tay nâng lấy trán ưu tư".

Xuân Diệu cũng có cách chơi chữ hóm hỉnh, đầy giễu cợt khi ơng nói về các sĩ tử theo đuổi cơng danh thời xưa "khéo nấu nướng những món văn sách, kinh nghĩa, nấu giả Đường, giả Tống cũng như người ta nấu giả cầy và dọn lên cho các quan trường thưởng thức”, cũng như khi nói về bầu khơng khí của thơ tình đương thời: "Người ta đã nhả vào trong ấy không biết bao nhiêu là lười biếng, nhầm lẫn, a dua...".

Từ ngữ quen dùng với ý nghĩa thông thường, qua cách diễn đạt và sử dụng của ơng bỗng có khi mang một sắc thái khác, một hàm nghĩa khác: "Dường như văn thơ của chúng ta đã ngủ một giấc thật ngon lành. Vì lịng

của chúng ta đã ngủ".

Có thể dẫn ra rất nhiều những dẫn chứng tương tự về cách tạo từ và sử dụng từ của Xuân Diệu:

"hãy thổi ngọn gió thơ của ta qua những sinh vật đáng thương" "cô đơn ở giữa rừng người"

"những lâu đài vu vơ bằng mù sương" "cái cơn muốn khóc"

"cái cảm giác trỗi nhất" "thiên văn đài của linh hồn" "linh hồn chàng giãn nở"

Xuân Diệu là người sử dụng khá nhiều những giới từ nối liền câu văn và từ ngữ, những chữ của, bởi... - kiểu câu của văn Pháp. Nhà phê bình Hồi Thanh đã từng lên tiếng phê bình lối đặt câu quá Tây này. Nhưng Xuân Diệu

87

đã có lời "nói lại" với nhà phê bình và trình bày rõ ý định đặt câu theo lối đó: "Tơi xin lỗi ơng Hồi Thanh vì tơi đã nói: "đại dương của thương nhớ, sa mạc của cô đơn". Tôi nhận rằng chữ "của" ngô nghê thực. Song le nếu nói: "nỗi thương nhớ mênh mông như đại dương. Câu dưới là một sự so sánh (une comparaison, câu trên có chữ của là một sự chung hợp, một sự lẫn lộn (une métaphore). Ý tôi là phải dùng métaphore mới tả được; thì tơi phải dùng chữ "của" dầu cái ấy nghe không quen tai".

Một ý thức rõ rệt và những cách thể nghiệm có ý thức trong câu văn và lối dùng từ của Xuân Diệu. Hồi Thanh nói về sự ngơ nghê như người mới học nói tiếng ta, nhưng cũng lại cho đấy là chỗ hơn người của Xuân Diệu. Với Xuân Diệu, ông không quan tâm đến thắng thua trong tranh luận, bởi như ơng nói, trong mọi đổi mới ngơn ngữ trong văn chương, "chỉ một điều mà ta nên nghĩ, dầu ta phải hay trái, là tiếng Việt Nam mà ta yêu...".

88

Kết luận

1.Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Xuân Diệu xuất hiện trong phong trào Thơ Mới “như một ngôi sao sáng chói” (Tế Hanh). Ta biết đến Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, nhưng Xuân Diệu cũng là một cây bút văn xi đặc sắc. Ơng đã có những truyện ngắn, bút ký giàu ý vị và đầy chất thơ (in trong hai tập Phấn thông vàng và Trường ca), góp phần xây dựng và

khơi mở dịng văn xi trữ tình trước 1945.

Bên cạnh đó, ơng cịn viết nhiều bài phê bình - tiểu luận có giá trị chung quanh nhiều vấn đề của văn học đương thời, đặc biệt là về yêu cầu xây dựng nền quốc văn, cùng những vấn đề chung quanh công việc sáng tác thi ca như

Thơ của người, Tính cách An nam trong văn chương, Công của thi sĩ Tản Đà, Công danh và sự nghiệp, Thơ ngắn,, Thơ khó, Thơ ái tình... Đó là những tác

phẩm độc đáo mang giá trị nội dung và những đặc điểm nghệ thuật riêng của Xuân Diệu, góp phần làm nên một nét đa dạng, phong phú của văn chương Việt Nam đương thời. Những bài phê bình tiểu luận đã thể hiện được những tư tưởng đặc sắc của ông về văn chương và quốc văn. Đó cũng là những khao khát của Thơ Mới, của văn chương đương thời và nó cũng là một cách bộc bạch con người Xuân Diệu trong cuộc đối thoại với chính mình, với văn chương và thời đại.

89

2. Xuân Diệu là một nhà thơ mẫn cảm với những vấn đề văn chương của thời đại mình. Là một cá tính sáng tạo bộc bạch, sơi nổi, lại đang ở tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết và khát khao sáng tạo, Xuân Diệu đã nhập mình vào dòng chảy văn chương đương thời, cảm nhận tinh tế những vấn đề đang đặt ra cho sự phát triển của nó.

Những tư tưởng của ơng về cơng việc xây dựng nền quốc văn mới là một đóng góp thực sự trong việc góp phần đẩy lùi những ảnh hưởng nô lệ của văn Tàu cũng như văn Tây để thực sự xây dựng nên một nền quốc văn mang đậm bản sắc Việt. Câu hỏi " Làm thế nào để xây dựng một nền quốc văn" được đặt ra và được phân tích với nhiều ý kiến cụ thểN: sự trân trọng tiếng Việt mẹ đẻ, chống lại sự học địi nước ngồi và nỗ lực sáng tạo bằng tất cả khả năng của mình, chống cách khảo cứu dễ dãi và giả dối...Nhiệm vụ gây dựng quốc học trước hết đặt lên vai những trí thức trẻ, bởi họ chính là tương lai, là những người thợ thông minh và cần mẫn xây đắp ngôi nhà quốc văn. Xây dựng một nền quốc văn đậm đà bản sắc Việt Nam - yêu cầu chính đáng và đúng đắn đó cũng cần đi liền với một cái nhìn cởi mở và một tầm nghĩ rộng rãi để có thể mở rộng văn chương, đưa văn chương nước nhà hòa đồng cùng văn chương nhân loại.

Bên cạnh những ý tưởng mới mẻ và một quan điềm khách quan, khoa học, người ta đọc thấy trên mỗi trang văn phê bình tiểu luận của Xuân Diệu về chủ đề này một tấm lòng tha thiết yêu mến tiếng Việt và nền văn chương nước nhà.

3. Là một nhà thơ có vị trí hàng đầu trong nền Thơ mới đương thời, cộng với một tinh thần mẫn cảm thường trực với cái mới cùng mối quan tâm đến sự phát triển của Thơ, Xuân Diệu đã lên tiếng về nhiều vấn đề của văn chương và thơ ca. Trong nhiều bài phê bình tiểu luận, nhà thơ trẻ như tự giãi bày những suy nghĩ của mình, những quan niệm dẫn dắt mình trong sáng tác. Ông

90

cũng đề cập đến nhiều khía cạnh của việc sáng tác thơ ca trong mong muốn Thơ mới ngày càng phong phú và giàu có hơn: thơ cần phải hướng về con người chứ khơng thể thốt ly vào thế giới khác, dù đó là thế giới Bồng lai; thơ cần tinh chất mà không dàn trải; thơ cần thám hiểm cõi khơng cùng, bí ẩn của tâm hồn con người...

tình và thơ tình là một chủ điểm độc đáo trong những phát ngơn của nhà thơ tình tiêu biểu của Thơ mới. Một cái nhìn thành thật và táo bạo về tình, một cảm quan mang đậm tính thời đại trong quan niệm về tình đã được nhà văn phơi trải. Qua đó, người đọc có thể hiểu hơn về cõi tình rộng lớn của nhà thơ, và chính nó cũng góp phần làm cho thơ tình u trong Thơ mới thêm đậm đà, phong phú và giàu chất nhân văn.

4. Là một nhà thơ trẻ có một trái tim sơi nổi, đồng thời cũng là một cây bút phê bình tiểu luận có phong cách riêng và rõ nét, văn trữ tình cũng như văn phê bình của Xuân Diệu tạo một dấu ấn khá đặc sắc cho văn phong phê bình đương thời. Có một sự đan cài, giao hịa giữa văn xi và thơ- ngay trong nhiều bài tiểu luận, người đọc cũng thấp thoáng đọc ra chất thơ trong đó. Văn phê bình Xn Diệu tràn đầy những hình tượng sinh động và quyến rũ, nó làm nên một vẻ dun dáng và có sức lay động tình cảm con người, nhất là khi nó được cất lên thơng qua một giọng điệu riêng của nhà thơ: luôn tràn đầy sự sơi nổi, nhiệt tình, sẻ chia cùng người đọc.

Người ta cũng có thể nhận ra các sắc thái giọng điệu luân chuyển nhau, khi tha thiết kêu gọi, khi luận chiến sắc sảo, khi mỉa mai giễu cợt trong văn Xuân Diệu. Đồng thời, đó cũng là thứ văn phong đầy cá tính xét trong tương quan với ngơn ngữ phê bình đương thời, nhất là khả năng tổ chức ngôn ngữ uyển chuyển và lối dùng từ ngữ luôn mới mẻ, táo bạo - thứ ngơn ngữ mà nhiều nhà phê bình thời đó nhận xét là "Tây quá", và đi kèm với nhận xét này là một khẳng định: đấy là chỗ "hơn người" của Xuân Diệu.

91

Những đặc sắc trong ý tưởng cũng như văn phong làm nên giá trị của văn phê bình tiểu luận Xuân Diệu, càng tôn cao thêm những quan niệm về văn chương mà tác giả đã gửi gắm trên trang viết. Dù khơng phải tất cả, thì vẫn có thể nói nhiều quan niệm văn chương của người thi sĩ trẻ cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước năm 1945 là một đề tài rộng.

Việc đánh giá một cách toàn diện những vấn đề về tư tưởng và quan niệm văn chương của một nghệ sĩ lớn và giải quyết thấu đáo, trọn vẹn đề tài này thực sự vẫn còn là một yêu cầu cao đối với năng lực và điều kiện thời gian eo hẹp của một luận văn Cao học. Đây là một mảng đề tài thú vị và dù đã có nhiều cố gắng cùng với sự say mê đề tài đã lựa chọn, người viết cịn nhận thấy đề tài này cần có sự tiếp tục đi sâu.

Với đề tài Vuan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945, luận án sẽ góp một phần nhỏ bé vào cơng việc nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu nói chung, đồng thời qua sự tiếp cận sẽ phần nào giúp người đọc hiểu rõ hơn ý tưởng và quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu . Chúng tôi hy vọng sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa những suy nghĩ bước đầu đã trình bày trong luận văn này.

92

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tuấn Anh –Văn học Việt Nam hiện đại – Nhận thức và thẩm định. NXB Khoa học – Xã hội, Hà Nội 2001.

2. Huy Cận – “Phấn thơng vàng” – Tập truyện ngắn trữ tình độc đáo

của Xuân Diệu - Tuyển tập Huy Cận (Tập 2) NXB Văn học Hà Nội

1986.

3. Xuân Diệu–Toàn tập T (Tập 2) NXB Văn học Hà Nội 1987. 4. Xuân Diệu - Phấn thông vàng, NXB Thanh niên, Hà Nội 1989. 5. Xuân Diệu –Những bước đường tư tưởng của tôi. NXB Văn học,

Hà Nội 1958.

6. Xuân Diệu - Dao có mài mới sắc. NXB Văn học 1963.

7. Phan Cự Đệ –Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Tập I, II) NXB Đại

học và Trung học chuyên nghiệp, 1978.

8. Phan Cự Đệ – Hà Minh Đức–Nhà văn Việt Nam N (2 tập). NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1983.

9. Hà Minh Đức “Những chặng đường thơ Xuân Diệu”. Xuân Diệu

về tác gia và tác phẩm. NXB Giáo dục tái bản năm 2001.

10. Hà Minh Đức –Thơ và mấy vần đề trong thơ Việt Nam hiện đại. NXB Hà Nội 1998.

11. Lê Quang Hưng –Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước

Cách mạng tháng Tám năm 1945. Luận án Phó tiến sĩ khoa học

Ngữ văn ĐHQG Hà Nội 1996.

12. Lê Quang Hưng –Cảm xúc thời gian trong thơ Xuân Diệu . Tạp chí Văn học số 1 – 1997.

13. Lê Quang Hưng –Cái Tơi độc đáo, tích cực của Xn Diệu trong

93

14. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) Từ điển Thuật ngữ Văn học. NXB ĐHQG Hà Nội 1998.

15. Nguyễn Hoành Khung “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.

Xuân Diệu con người và tác phẩm. NXB Tác phẩm mới Hà Nội

1987.

16. Lê Đình Kỵ – Thơ Mới –Những bước thăng trầm. NXB TP HCM tái bản 1993.

17. Nguyễn Đăng Mạnh - Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. NXB Giáo dục 1991.

18. Nguyễn Đăng Mạnh - Nhà văn tư tưởng và phong cách. NXB Tác phẩm Hà Nội mới 1991.

19. Nguyễn Đăng Mạnh “Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu . Xuân

Diệu về Tácm gia và Tác phẩm. NXB Giáo dục tái bản 2001.

20. Nguyễn Đăng Mạnh “ Những bài giảng về tác giả văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam, Tập 2. NXB ĐHQG Hà Nội

1999.

21. Lê Hữu Nguyên–Xuân Diệu thơ và đờiX NXB Văn học Hà Nội 1998.

22. Vương Trí Nhàn - Sổ tay truyện ngắn. NXB Tác phẩm mới, Hà nội 1980.

23. Xuân Diệu –Từ điển văn học (viết chung). NXB Khoa học xã hội 1984.

24. Nguyễn Văn Long –Văn học Việt Nam trong thời đại mới. NXB Giáo dục 2002.

25. Thế Lữ- Tựa tập Thơ Thơ. Xuân Diệu về Tác gia và Tác phẩm.

94

26. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà - Phong cách học Tiếng Việt.

NXB GD 1995.

27. Mã Giang Lân - Sự đa dạng của Xuân Diệu, Xuân Diệu tác gia và

Tác phẩm. NXB GD tái bản 2001.

28. Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại (2 tập). NXB KH Hà Nội 1989. 29. Vũ Đức Phúc - “Sự phát triển của chủ nghĩa lãng mạn tư sản

ởViệt Nam và phong trào Thơ Mới” Tạp chí văn học số 5-1969.

30. Trần Đình Sử (Tuyển chọn)- Giảng văn chọn lọc văn học Việt

Nam. NXB HN 1999.

31. Trần Đình Sử - Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. BGD & ĐT - Vụ giáo viên HN 1998.

32. Hoài Thanh - Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam. NXB Văn học HN, tái bản 2000.

33. Lưu Khánh Thơ- Xuân Diệu về Tác gia và Tác phẩm. NXB GD tái bản 2001.

34. Lưu Khánh Thơ- Xuân Diệu một tài năng đa dạng” Xuân Diệu về

Tác gia vàTác phẩm . NXB GD tái bản 2001.

35. Phan Ngọc Thu - Xuân Diệu nhà nghiên cứu phê bình văn học.

NXB Giáo dục 2003.

36. Phan Trọng Thưởng - “Cuối thế kỉ nhìn lại việc nghiên cứu, đánh

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 86 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)