đề Mở rộng văn chương.
“Tính cách An Nam trong văn chương"và "Mở rộng văn chương" là hai tiểu luận gắn bó với nhau một cách mật thiết, tập trung thể hiện quan niệm tích cực, mới mẻ của Xuân Diệu về tính dân tộc trong văn chương và khát
27
vọng cách tân, đưa văn chương dân tộc hoà nhập với văn chương nhân loại. Chúng ta bắt gặp cái tôi của Xuân Diệu với ý thức cá nhân, cá thể đã được thức tỉnh dám lên tiếng nói thẳng những suy nghĩ riêng của mình. Ơng viết: “Có lẽ ý tơi sẽ ngược với rất nhiều người” song vẫn “mong được cái tự do tư tưởng”; “nói những điều tơi thành thực tin”; và dám cam đảm chấp nhận” dù bị cơng kích cũng đánh”. Một thái độ dũng cảm của tuổi trẻ, hay đúng hơn, của một Xuân Diệu trẻ tuổi đầy tự tin vào tư tưởng của mình.
Đứng vững trên lập trường dân tộc, với nhiệt tình yêu nước của tuổi trẻ Xuân Diệu phê phán kịch liệt những tư tưởng cố chấp, hủ lậu nhân danh thuyết “Tính cách An nam” nhưng thực ra đã biến cái thuyết đẹp kia thành một thuyết chật hẹp, nông nổi. Xuân Diệu thẳng thắn bầy tỏ thái độ:
“Chúng ta phải giữ gìn cho tính cách An Nam. Điều ấy rất phải. Nhưng giữ gìn bờ cõi có phải là đóng hết cửa biển, tuyệt hết giao thông, bế tắc cả nước lại đâu! Giữ gìn khơng phải là đánh tâm mến yêu một cảnh nghèo đói”
Nhà thơ tin vào quy luật đào thải tự nhiên của văn chương: những cái phản với tinh thần quốc văn tất phải tiêu diệt, cái gì khơng hợp với tiếng Việt Nam tất phải chết. Xuân Diệu phê phán lối văn nô lệ cho văn Tàu hay văn Tây đồng thời rất quan tâm đến vấn đề mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi là bản sắc dân tộc: “Văn mỗi nước có một tinh thần, khó diễn tả cho rõ được, ta phải có một thứ cảm xúc riêng để cảm nghe cái tinh thần ấy”. Và cái bản sắc riêng ấy, tức là tính dân tộc của văn học, hay nói theo cách diễn đạt của tác giả lúc bấy giờ: “ Tính cách An Nam trong văn chương” được Xuân Diệu quan niệm một cách rất cởi mở.
Trước hết, “Văn chương Việt Nam được giữ gìn một cách chắc chắn là tiếng Việt Nam; có hình thức, có mẹo luật riêng” và có cả một “tinh thần riêng mà ta cảm nghe rất rõ”. Vì vậy, dùng Tiếng Việt (chữ Xuân Diệu dùng
28
là tiếng An Nam) như một khí cụ, dùng đúng, dùng cẩn thận theo tinh thần Việt Nam thì nhất định văn ta là văn Việt Nam. Quan điểm này đặt vào hoản cảnh ra đời của nó khi mà sau gần chín thế kỷ, văn học nước ta vẫn cịn nặng nề với những điển cố, điển tích, Hán tự, khi mà dân tộc ta dù đã có chữ viết nhưng trong nhà trường để đào tạo ra tầng lớp công chức Tây học, nhà nước thực dân thống trị chỉ daỵ học bằng tiếng Pháp, còn Tiếng Việt lại bị kinh bỉ, khinh rẻ, chúng ta mới thấy hết được ý nghĩ sâu xa bền chặt của tình yêu và cả một thế hệ nhà thơ cùng thời nói chung.
Mặt khác, Xuân Diệu còn lập luận: “Chúng ta là người An Nam, có chịu ảnh hưởng Âu Tây, nhưng vẫn là người An Nam. Mà người Âu Tây là gì? Họ cũng là người. Trừ những điều riêng Tây quá, chứ cái “kho” cái “đáy”; cái “vốn” của con người ở đâu đâu cũng giống nhau”. Do đó “có cái đẹp riêng của văn mỗi nước và có cái đẹp mà văn nước nào cũng có thể như nhau”. Phải chăng, ở đây Xuân Diệu là một trong những nhà phê bình, bằng tiên cảm của một nhà thơ lớn đã thấy được mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính nhân loại. Và cũng từ đó, Xuân Diệu cho rằng để có tính cách An Nam trong văn chương, khơng phải chỉ bó hẹp trong phạm vi dân tộc mình với những cái đã có mà cịn cần phải “mở rộng văn chương” để giao lưu tiếp thu thêm, để làm mở mang thêm trí não, tình cảm dân tộc, làm cho “con người” của ta giàu thêm. Ông đặt câu hỏi: “Cái học Âu Tây đã làm cho chung ta tinh vi, kỹ lưỡng; vì sao chúng ta khơng có những điều ấy trong văn học Việt Nam? ” !
Đồng thời cũng như nhiều nhà văn khác, trong quan niệm của Xuân Diệu, văn chương là một sự sáng tạo, người viết văn còn phải truyền sự sống, thêm sự sống vào cho người thường, nó khơng chỉ dừng lại ở sự mô tả mà thơi đâu, văn chương cịn là sự dị xét, sự đốn hiểu.Vì vậy Xn Diệu nhiệt tình cổ vũ cho sự tiếp thu và sáng tạo cái mới với mục đích để văn học làm sao diễn tả biểu hiện cho được sự sống đa dạng, phong phú và phát triển
29
không ngừng của tâm hồn con người Việt Nam. Xuân Diệu hào hứng và sôi nổi: “Chúng ta phải tạo thêm, phải bày đặt ra những cách dùng mới mà xưa kia các cụ khơng chịu tìm, vả lại chúng ta ở thế kỉ XX, chúng ta có những cái phức tạp mà các cụ khơng có”; “Đốt đi, củi sẽ cháy, tưới đi đất sẽ ướt, ta cứ nói đến một sự sống mãnh liệt, đầy đủ, tất nhiên những tâm hồn Á Đơng sẽ có sự hưởng ứng. Người Á Đơng giấu trong lịng một ngọn lửa thần, như than lấp dưới tro ta phải làm cho ngọn lửa ấy biểu lộ”.
Tất nhiên cũng phải thấy rằngT, trong cái nhìn và quan niệm của Xn Diệu về tính dân tộc thời bấy giờ đôi lúc chưa thể tránh khỏi phiến diện hoặc cực đoan. Chẳng hạn như ông viết: “Chúng ta nay chịu ảnh hưởng của văn học Tây Âu, nhưng ta phải ngoan lên nhiều lắm, đã tỉnh dậy nhiều lắm, đã khơng nơ lệ cho văn học nước ngồi. Ta đã biết làm như La Fontaine: Sự bắt chước của ta không phải là nô lệ”; chứ ngẫm cái quá khứ văn học của ta mà xem, cha ông ta đă bắt chước Tàu một cách tệ hại là nhường nào. Đành rằng ta gần Tàu hơn Tây, nhưng chúng ta xưa đã ăn cắp chứ không chịu ảnh hưởng”. Chỉ nhấn mạnh một chiều "cha ông ta đã bắt chước Tàu một cách tệ hại là nhường nào" mà khơng thấy sự tiếp thu có sáng tạo của cha ơng để tạo nên khơng ít kiệt tác văn chương, mang đậm tâm hồn và bản sắc Việt Nam - điều đó phản ánh cái nhìn một chiều và khơng khách quan của nhà thơ trẻ. Có lẽ cách nói quá lên này âu cũng là một cách gây ấn tượng và cũng là căn bệnh thường gặp của những cuộc cách tân ở vào buổi đầu của nó.