Thiết tha xây dựng nền quốc văn nước nhà, Xuân Diệu bộc lộ tâm nguyện và nhiệt huyết ấy trong nhiều bài viết. Và một điều đáng chú ý là ông đã chia sẻ tâm nguyện ấy trước hết và tha thiết hơn cả với những người đồng lứa, những trí thức văn nhân thuộc thế hệ ông. Nhà thơ trẻ đã có bài nói
30
chuyện Sinh viên với quốc văn - một bài nói với sinh viên trường Đại học ngày 4 tháng 2 năm 1945- trước ngày 9 tháng 3 (Nhật đảo chính PhápN) chỉ hơn một tháng và cuộc Cách mạng tháng Tám cũng đã đến rất gần.
Đó trước hết là một cuộc nói chuyện tâm tình, " tâm tình với quốc văn, tâm tình của chúng ta với quốc văn". Những gì ấp ủ trong lịng nhà thơ về đất nước, dân tộc càng có dịp bộc lộ mạnh mẽ và tha thiết.
Trước hết nhà thơ nói về tình trạng coi thường tiếng mẹ đẻ, "tiếng nói của mẹ Việt Nam ". Với nhiều sinh viên khi đó, " có cái gì như là khinh khỉnh đối với quốc ngữ. Ơng giáo giảng văn, các bạn nghe bằng lỗ tai chểnh mảng" vì cịn cố làm bài luận Pháp văn cho kịp nộp! Với lối học coi thường tiếng Việt, cái thứ tiếng bị coi là "nôm na mách qué" như thế, làm sao tuổi trẻ có thể hiểu và cảm được cái hay của những áng văn chương dân tộc.
Sau khi nhấn mạnh tình trạng quốc ngữ, quốc văn bị "bỏ hoang", Xuân Diệu nói về việc sinh viên phải có bổn phận với quốc văn. Nhà thơ nhấn mạnh: "Trong những việc hệ trọng, tất phải có việc ra sức vì quốc văn", bởi vì sinh viên là những học sinh bậc nhất, những thanh niên may nhất, học cao nhất. Nếu sinh viên, bên cái học nhà trường, không nghĩ đến cái học quốc ngữ, thì những người nhiệt tâm với quốc ngữ đều là những người khác hay sao? ".Xuân Diệu ví von: tiếng Việt chỉ như người "mẹ nhỏ" so với tiếng Pháp ở vị trí "mẹ cả", nhưng người con vẫn phải dành phần thiêng liêng nhất cho mẹ đẻ của mình; tình cảm ấy dù có phải che giấu đi, thì "càng che giấu lại càng thắm thiết, càng lấp vùi lại càng nóng hổi, càng chặt đẽo lại càng nở lộc, đâm chồi".
Bài tiểu luận này của Xuân Diệu cũng đề cập đến những công việc cụ thể phải làm với quốc văn. Qua những ý kiến của nhà thơ, người ta có thể nhận ra phần nào thực trạng quốc văn ở thời kỳ này và những việc thiết thực mà sinh viên, trí thức phải làm để xây dựng và củng cố quốc văn. Trước hết,
31
đó là cơng việc dịch những tinh hoa văn chương thế giới. Không phải là dịch cẩu thả, không phải là dịch qua bản dịch của một ngôn ngữ khác mà phải dịch tận nguồn. Nhà thơ xót xa với tình trạng "cái gia tài văn học của ông cha ta để lại, hiện nay ta chưa khai thác gì cả". Phải nghiên cứu, tìm hiểu nhưng phải làm cơng việc đó một cách nghiêm cẩn, sâu sắc. Và sau tất cả những điều ấy, là phải sáng tác, sáng tạo cho nền văn chương nước nhà. Xuân Diệu dành những lời trân trọng nhất đề cao văn chương sáng tác: “ Viết bài này, tôi muốn dựng lại cái thang giá trị, muốn lập lại các ngôi thứ, muốn dành bậc nhất cho văn sáng tạo. Tôi muốn nhắc cho cơng chúng nhớ rằng chỉ có văn ở đầu óc ta nghĩ ra, còn mang vết máu tuỷ của ta, mới là đáng kể. Tất cả những cái khác chỉ có giá trị của những tài liệu. Những văn mượn, văn dịch chỉ là những món phân để vun bón cho những lá, những hoa của văn nước nhà... Chúng ta tha hồ dịch, dịch tất cả văn hay ngoại quốc, thu thập rất nhiều của lạ, nhưng trí sáng suốt của ta khơng lầm lẫn bao giờ, không xao lãng sự sáng tạo của chúng ta". Chỉ có như thế, văn chương nước nhà mới phát triển, "chứ không lơ thơ lẻ tẻ nhơ cái cảnh chợ chiều hiện nay".
Với tư cách là người đi trước cùng với uy tín của một tên tuổi lừng lẫy trên thi đàn, Xuân Diệu tiếp tục đi xa hơn trong việc vạch ra và phê phán "những tật xấu trong tinh thần A đông" - những tật xấu này sẽ làm phương hại, trì trệ đến cơng việc xây dựng quốc văn. Đó là lối lười suy nghĩ, chỉ dập khuôn theo cổ nhân, theo Tàu; phải thực sự cúc cung tận tụy với công việc; phải làm thực, nghĩ thực chứ không phải bôi phết qua loa như những cơng trình khảo cứu, dịch thuật đương thời - ơng gọi đó là thứ "voi nan". Nhà thơ cũng đề ra những điều mà ơng gọi là "ngun tắc": đó là trọng sự thật, trọng
sự lành mạnh. Giọng văn Xn Diệu đầy tính phê phán khi ơng nói về những
"tài tử văn nhân" sống sa đọa với rượu và thuốc phiện đồng thời gieo rắc cái đó trong văn chương đương thời. "Họ ca tụng rằng: Khói huyền lên! Khói
32
huyền lên!... Họ nói rằng: Nhớ quê sầu trắng một đêm nay... Quê đây là cái quê nâu của họ, của một bọn người khơng cịn q hương nào để phụng thờ nữa cả, cho nên phải lấy thuốc phiện làm quê hương". Một nguyên tắc nữa, theo Xuân Diệu, đó là trọng sự sáng sủa. Ơng phê phán thứ văn chương làm
bộ tân kỳ, bí hiểm, tối tăm. Thứ văn ấy, "nói mà chẳng muốn cho người ta nghe, thì cứ nói riêng ở trong phịng, chứ sao lại cịn in ra thành sách để bán? ". Khơng gọi đích danh tác giả của các "hiện tượng" được đem ra phê phán, nhưng những sinh viên, những độc giả thời ấy hẳn cũng nhận ra những hiện tượng, những tác giả văn chương này.
Một lần nữaM, người ta lại thấy thái độ thẳng thắn nhìn vào sự thật của văn chương đương thời, dũng cảm lên tiếng về nó là sự thể hiện trực tiếp nhất tình cảm nồng nàn yêu mến của Xuân Diệu đối với quốc văn. Sáng tạo, xây dựng là cho hôm nay và cho tương lai. "Phải học quốc ngữ, để mà viết quốc ngữ, phải làm ra sách hay bằng quốc ngữ, để cho các em của ta lớn lên, chúng nó được hưởng cây nhà lá vườn", để chúng khỏi "như chúng ta hiện nay, phải đi lang thang xin xỏ ở văn học ngoài những thứ cần thiết".
Nhà thơ kết thúc bài viết bằng những lời tha thiết và tin tưởng: "Nhà nghèo mà anh em ta biết chịu thương chịu khó, biết cố gắng, biết hi sinh thì chả mấy chốc mà cái nhà văn học Việt Nam, từ vách đất mái tranh sẽ hóa nên lâu đài cung điện. Thưa anh em, văn học Việt Nam đang mong mỏi ở mỗi người chúng ta!".