Tương quan giữa văn xuôi và thơ.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 72 - 75)

Lấy con người làm trung tâm và phương thức trữ tình là chủ đạo trong văn xi Xn Diệu, thế giới cảm xúc của ông mở ra hết sức phong phú, đa dạng, được vang vọng, lắng lọc và kết tinh qua tâm hồn, cảm xúc, cảm giác của nhà văn. Xuân Diệu đã gửi gắm những Quan niệm về nghệ thuật và cuộc đời một cách sâu sắc trong những tuỳ áng văn phê bình - tiểu luận. ở bất kì đề tài, chủ đề nào Xuân Diệu cũng thâm nhập vào đối tượng bằng tất cả sự say mê, lịng nhiệt tình và hơn cả là một trái tim đắm say sự sống, một tâm hồn giàu có, thành thực, hướng trọng tâm chủ đạo vào vẻ đẹp của con người, của cuộc đời và nghệ thuật nhằm biểu hiện những cảm nghĩ, nhận thức, đánh giá tác giả. Tất cả là những đóng góp có giá trị của Xuân Diệu cho văn xi trữ tình nói riêng và nền Văn học hiện đại nói chung.

Phấn thơng vàng và Trường ca là những áng văn đẹp giàu chất thơ. Chất thơ này sẽ qui định cách cảm thụ lí giải về con người cá nhân ở chiều sâu của nội tâm cảm xúc. Sự đậm đà chất trữ tình và kết hợp theo dịng cảm xúc, kết hợp với giọng điệu trữ tình, cảm thương da diết, kín đáo nhưng sơi sục mãnh liệt, say mê sôi nổi là yếu tố tạo nên chất thơ trong văn xi trữ tình Xn Diệu . Sự khéo léo trong cách sử dụng từ, sử dụng các biện pháp tu từ, câu hỏi tu từ, các từ loại để tạo dựng hệ thống ngôn ngữ trong văn xuôi đã chứng tỏ tài nghệ của một cây bút có lối viết riêng độc đáo.

Việc du nhập cách tổ chức cấu tứ thơ, kĩ thuật thơ, ngôn ngữ thơ vào ngôn ngữ văn xuôi tất yếu đem lại những trang văn muợt mà, uyển chuyển, tạo tính trữ tình, đưa lại những hồ âm sống động, truyền cảm. giàu dư vị cho văn xuôi Xuân Diệu. Đây là một đoạn trong Phấn thông vàng: "Nhị vàng của

71

thơng, ồ! Tình u của thơng đó chăng? Gió hơi se, rừng thơng rún rẩy, tiếng ngân hữu ý, khí trời thành một sự đổi trao: mn cây chắc đương khối lạc vì đương sống việc ái tình, đó là nhị thơng thốt hoa đực, bay tìm hoa cái. Rừng thơng sung sướng, ái tình tản mạn ơm ấp khơng gian: ấy là rừng thông đang yêu...".

Còn đây là một đoạn văn tả cảnh một cảnh xóm nghèo trong một buổi chiều chạng vạng, ở đấy cảnh chỉ là những nét phác mơ hồ mà tình cảm, nỗi buồn thì tràn ngập khơng gian: "Và buồn, buồn. Khơng ai đi trên đường này... Mà giọng đưa em thì buồn bã như một giọng ru trẻ con, thấm bao nhiêu mênh mông kinh hãi của cánh đồng, bao nhiêu u uất của đêm không đủ đèn sáng, bao , bao nhiêu thương nhớ xa xôi của những linh hồn mộc mạc, buồn xa mà khơng biết mình buồn"

Đúng là đọc văn Xuân Diệu, người ta "chỉ thấy những thơ là thơ " (Vũ Ngọc V Phan).

Bằng tiếng nói nghệ thuật, văn xi trữ tình Xn Diệu đã thể hiện một nguyên tắc nhận thức và cảm thụ cuộc sống một cách độc đáo, riêng biệt, đồng thời cũng kết tinh trong đó nhiều quan niệm nghệ thuật của nhà thi sĩ trẻ. Đó là sự đan cài, hoà trộn giữa chất thực và thơ, giữa tính tự sự và cảm hứng trữ tình, làm cho văn xi trữ tình Xuân Diệu trở nên nhẹ nhàng êm ái, mềm mại, man mác như những bài thơ, có sức lay động và truyền cảm sâu xa.

Xuân Diệu có một văn phong phê bình cũng giàu chất thơ. Ơng trình bày những quan niệm lý luận, những tư tưởng quan niệm nhiều khi người ta tưởng như trong một hình thức văn xi - thơ. Bên cạnh một cái tôi duy lý chỉ đạo tư tưởng, dẫn dắt ngòi bút, ln có một cái tơi trữ tình thi sĩ đi song song và nhiều khi, chúng hòa nhập làm một để tạo nên những đoạn văn phê bình độc đáo, riêng có của Xuân Diệu.

72

Chẳng hạn, để nói về một thứ thơ tinh chất, có sức tỏa hương, ông viết: "Hương của người đi qua vật chất, gộp lại bằng hồn ẻo lả của muôn hoa; ánh

sáng, tiếng ca, cho đến mn sắc nghìn màu đều chen chất trong giọt nước xanh này - cũng như một giọt sương tinh mà gió đêm gieo trên đời, làm bằng sự kết đọng của mn thước khối bóng trăng..."

Phê bình văn học, nhất là phê bình thơ của Xuân Diệu là một lối phê bình cảm nhận tinh tế và đồng điệu. Đó là một cách "đối diện đàm tâm", lấy hồn mình để hiểu hồn người; ở đấy, những câu văn phê bình cũng như sóng đơi với lời thơ. Đây là cách Xn Diệu bình thơ Huy Cận: "Sóng gợn tràng giang, trăng phơi đầu bãi, hay dấu chân gió thốc, gánh xiếc đi qua: cũng vẫn là một nỗi vắng vẻ ấy; ta thấy xa xa và rất xa, lòng người rộng rãi quá cho đến nỗi làm một với đất trời; và trời đất, và lịng người là một cõi mơng lung, một khung mơ nó dịu dàng ru ta, nhưng vừa ru, vừa làm cho ta khóc".

Khơng phải chỉ trong phê bình thơ, người ta mới thấy chất thơ trong văn Xuân Diệu. Ngay trong nhiều bài tiểu luận - một loại văn diễn ý hơn là bộc lộ tình cảm, người ta vẫn có thể nhận ra cách viết đầy chất thơ. Đó là một chất thơ tự nhiên của ngịi bút Xn Diệu. Chẳng hạn, nói về tiếng Việt thân thiết với mỗi con người Việt Nam, Xuân Diệu viết: "Tơi xin tóm tắt lại cùng

anh em bằng một tình cảnh. Này một đứa bé Việt Nam lọt lòng ra đời. Tiếng mẹ ru bao bọc lấy nó, mơn trớn vuốt ve. Rồi ngày ngày được ẵm bồng trong những câu ru Nam Việt. Tâm linh nó tự nhiên nhuần thấm tiếng mẹ đẻ; nghe lời ru, nó hết khóc, nó mỉm cười. Nó nằm trong nôi, mà cũng là nằm trong lòng mẹ, mà cũng là nằm trong tiếng nước nhà. Nằm trong tiếng nói yêu thương - Nằm trong tiếng mẹ vấn vương một đời..." (Thanh niên với quốc

văn).

Và đây là môt đoạn "lý luận" đầy tính trữ tình khác: "Người thi sĩ là một kẻ dại khờ, mang một khối lòng cũng to như quả đất, và bạ ai cũng cho,

73

gặp ai cũng xin, và phung phí kho tàng của hồn mình, như một kẻ triệu phú khơng biết giữ vàng. Người đời sẽ vỗ tay và kêu lên "a! thằng điên", nhưng mn nghìn khát khao vẫn cứ mải mê uống nơi suối lịng khơng cạn" (Thơ

của người).

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 72 - 75)