Cách lặp từ vừa tạo những điểm nhấn cho tư tưởng, vừa tạo nhạc điệu cho văn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 85 - 86)

điệu cho văn.

Lối lặp từ ngữ, lặp cấu trúc câu là một cách tổ chức diễn ngôn trong văn xi Xn Diệu. Nó tạo ra một tiết tấu riêng, những nốt nhấn để dẫn đến sự lôi cuốn đặc biệt: mỗi đoạn văn là một dòng chảy mạnh mẽ, ồ ạt của chữ nghĩa và ý tưởng.

Xin dẫn ra đây một số trong rất nhiều câu văn lặp từ ngữ, lặp cấu trúc câu trong văn Xuân Diệu:

"Mà Thê lương của sự chết cũng chỉ là một phần của Thê lương lớn,

84

" Chúng tôi cũng bơ vơ; mỗi hồn người là một cõi bơ vơ trong đất trời là một khung bơ vơ; chúng ta đồng một bơ vơ với nhau, vậy thì người cũng bớt bơ vơ một chút ".

" Và nghe thơ Huy Cận, lịng ta lây cái cảm thương khơng cùng của thi sĩ và trước nhất, ta cảm thương người thi sĩ rất nhiều cảm thương "

" Anh em có thể làm ngay chiều nay hay sáng mai được. Anh em giở ngay sách quốc văn ra mà đọc. Sách hay, anh em đọc, sách dở, anh em cũng cứ đọc".

"Và trong khi ca tụng đàn bà, người ta lại vu oan cho họ quá đáng. Đàn

bà, lịng dạ đổi thay! Đàn bà, ân tình trơ tráo!".

" Chỉ có tình u, chỉ có người u!... Chỉ có lịng ta, chỉ có lịng ta thơi!"

"Đây là cái điên tươi thắm của một bà mẹ, cái điên cần phải có trong mọi công việc cao xa"

"Mà đi bằng cách nào. Và đi vào đâu. Lên cung tiên. Vào thiên đường. Xuống địa phủ. Những người bảo thế chỉ nói chơi đấy thôi. Họ đùa

đấy".

"Thơ là hoa, là mộng. Thơ cũng là cơm ".

"Tôi qua trong sự mơ màng nó chẳng mơ màng. Tơi nghĩ cảnh, tơi nghĩ tơi, tơi nghĩ tất cả"

Có thể thấy rõ hiệu quả của lối cấu trúc lặp này của câu văn Xuân Diệu . Nó đập mạnh vào tư tưởng, nó gây ấn tượng về một cuộc trị chuyện sinh động và biến hóa của những ý tưởng. Và người ta cũng cảm nghe trong đó cái nhạc tính của câu văn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 85 - 86)