Cách diễn đạt giàu hình tượng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 75 - 77)

Với tư cách là một cây bút trữ tình văn xi, mỗi truyện ngắn, tản văn của Xuân Diệu là cả một thế giới hình tượng đan dệt, mở rộng, giao hòa với nhau. Nhưng đặc điểm này cũng tồn tại trong văn phê bình tiểu luận của Xuân Diệu. Là một nhà thơ viết phê bình tiểu luận, Xuân Diệu cũng giống như nhiều nhà thơ khác viết phê bình - Chế Lan Viên hoặc Thế Lữ chẳng hạn, đã có một cách nhìn và cảm riêng với tác phẩm đi liền với một phong cách riêng. Đó là sự gắn kết tự nhiên giữa tư duy luận lý và tư duy hình tượng. Nói cách khác, tư tưởng được diễn đạt, được hiện thực hóa thơng qua những hình tượng sinh động và biến ảo. Tuy vậy, ở Xuân Diệu điều này lại càng nổi bật như một dấu hiệu của phong cách phê bình tiểu luận, một yếu tố quan trọng tạo nên cái riêng của những bài văn Xuân Diệu. Nếu như văn phê bình tiểu luận của Hồi Thanh khúc chiết, mạch lạc và giàu sức khái quát, của Thế Lữ sáng sủa, duyên dáng pha chút hóm hỉnh, của Chế Lan Viên ln bộc lộ những ý tưởng mạnh mẽ lắm khi đến cực đoan thì trong văn phê bình tiểu luận của Xuân Diệu, người đọc ln gặp một cách nói giàu chất thơ và đầy hình tượng; hình tượng đan kết, liên hồn, dẫn người đọc hứng thú đi vào ý tưởng.

Viết về yêu cầu thơ cần ngắn, khơng nên dài dịng nhạt nhẽo, ít người có cách diễn đạt hình tượng như Xuân Diệu: "Nhà thi sĩ không bán những thùng nước loãng chỉ tốt để tưới đường cho vạn chân đi; người chỉ tặng một hai giọt thơm, đựng trong những bình thủy tinh sáng lống."( Thơ ngắn).

74

Đây là cách nhà thơ nói về tình trạng chữ quốc ngữ bị coi rẻ và đối xử bạc bẽo: " Có lẽ các bạn tơi cho quốc ngữ là một thứ chữ hoang. Mà chữ hoang thật mà! Nào có ai bắt phải học, nó cũng như cỏ hoang mọc bừa bãi

ngồi đồng. Nó là thứ cây khơng có trái, hay là có trái mà trái ấy khơng nuôi các bạn tôi được, nên thật chẳng cần phải vun trồng " (Sinh viên với

quốc văn).

Xuân Diệu xót xa vì thế hệ sau của đất nước sẽ khơng tìm thấy vốn liếng tinh thần gì trong văn chương nước nhà. Người ta có thể diễn đạt cái ý ấy một cách đơn giản như một ý tưởng lý luận, nhưng những câu văn của Xuân Diệu nói ý này một cách thống thiết và thơng qua những hình tượng ám ảnh đến xót xa: "Chúng nó mà khơng có văn Việt Nam ni nấng, chúng nó sẽ đi thất thểu lang thang, sờ soạng để tìm ra một linh hồn. Ta sẽ thấy con cháu ta rải rác trên các con đường, xin xỏ ở văn học ngoài những thức cần thiết" (Sinh viên với quốc văn).

Cứ như thế, trong văn xi Xn Diệu, cả trong văn trữ tình cũng như văn phê bình, người đọc sống trong cả một thế giới hình tượng phong phú vơ tận:

" ...Người tình nhân khơng tiền khống hậu", đi tới đâu là được mê tới đó, kéo mn trái tim ở sau chân, hái muôn cành hoa ở trong tay, người tình nhân dành chiếm lấy tình yêu của muôn người..."

" Người yêu, theo đúng nghĩa, là người mà lòng ta yêu. Vị thần ấy sẽ thu nhận cả hương hoa của muôn trái tim, và sẽ đứng nguy nga trên cái đài cao như mây, ngó xem ngã ba, ngã tư, ngã muôn, ngã triệu của những con đường mà nhân loại theo đi để kiếm ái tình" (Đàn bà hay người

yêu...)

"Người Á đơng giấu trong lịng một ngọn lửa thần, như than lấp dưới tro; ta phải làm cho ngọn lửa ấy biểu lộ " (Mở rộng văn chương)

75

" Xem suốt tập Lửa thiêng, cái cảm giác trỗi nhất của ta là một cảm

giác không gian: ta nghe xa vắng quanh mình; ta đứng trên thiên văn đài của linh hồn, nhìn cõi bát ngát; một cái buồn vời vợi dàn ra cho đến hư vô".

" Thơ! Cái tiếng "thơ" thực thi vị quá. Chẳng trách người ta cởi trần truồng hay đeo áo mũ, làm duyên làm dáng đến buồn cười". (Thơ của

người).

Một phần của tài liệu Luận văn: Quan niệm văn chương của Xuân Diệu trước 1945 pptx (Trang 75 - 77)