KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 110 - 112)

KẾT LUẬN

Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt Quận Bình Tân nhằm đưa ra các giải pháp khống chế ô nhiễm. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu rút ra được những kết luận:

Chất thải rắn đô thị chưa thể áp dụng việc phân loại rác tại nguồn. Thông thường mọi loại chất thải đều được đổ thải lẫn lộn, gây hậu quả nghiêm trọng, lâu dài tới môi trường và con người đặc biệt là những người trực tiếp thu gom và xử lý.

Việc thu gom rác còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:

- Ý thức của người dân chưa cao, vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan và vệ sinh môi trường.

- Phương tiện thu gom, vận chuyển vừa thiếu vừa lạc hậu, bảo dưỡng kém, nhiều xe thu gom đã bị xuống cấp và hư hỏng nặng, không đảm bảo an toàn khi di chuyển gây mất mỹ quan Quận, dễ gây tai nạn giao thông và để rác rơi vãi ra đường phố.

- Việc bố trí các điểm hẹn không hợp lý. Một số phường hiện nay vẫn chưa có điểm hẹn phải mất một khoảng thời gian để tới điểm hẹn của phường lân cận.

- Từng phường không quản lý được các tổ rác dân lập do có đầu nậu đứng sau nên nhân sự thường xuyên thay đổi, do đó việc phân chia lại khu vực thu gom rác gặp nhiều khó khăn.

- Các tổ rác dân lập thu tiền trực tiếp của các hộ dân nên việc áp dụng biện pháp chế tài gặp nhiều khó khăn.

- Nhiều hộ gia đình vẫn chưa được thu gom, hầu như rác của các hộ này đều được bỏ tập trung tại các khu đất trống lân cận.

Hiện tại do quá trình chỉnh trang đô thị nên các tuyến đường còn đang dỡ dang, gây khó khăn cho công tác thu gom vận chuyển rác trên địa bàn.

Thực tế cho thấy trong thời gian vừa qua, chất thải rắn sinh hoạt đã góp phần không nhỏ vào việc làm tăng thêm mức độ ô nhiễm môi trường. Nếu không được quản lý chặt chẻ tại từng khâu thu gom – vận chuyển – xử lý. Hậu quả là có nhiều sự cố trong những năm gần đây.

Dựa vào dự báo tải lượng chất thải rắn sinh hoạt thì theo đà tăng trưởng chung về kinh tế, tác giả dự đoán tải lượng chất thải rắn sinh hoạt của quận năm 2020 là 108.204,827 tấn/năm (năm 2006 là 50.840,007 tấn/năm) tăng gấp 2 lần. Nhưng hiện tại quận chỉ thu được khoảng 80 – 85 %, số lượng rác còn lại sẽ được thải thẳng xuống kênh rạch ao hồ.

KIẾN NGHỊ

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác dân lập tại Quận Bình Tân, em đưa ra một số đề xuất dựa trên các kết quả điều tra thực tế sau:

- Thay đổi quy chế tạm thời về quản lý lực lượng thu gom rác dân lập do chủ trương của phường là giải tán các tổ rác dân lập hiện tại và ký hợp đồng với chủ đường rác và phường sẽ tập trung quản lý đối tượng này để tránh hiện tượng đầu nậu rác gây khó khăn trong việc thu gom.

- Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn vào việc thu gom, vận chuyển. Đầu tư đổi mới trang thiết bị.

- Có các biện pháp quản lý thích hợp hơn đối với vấn đề VSMT hiện tại ở các nơi như khu công cộng, các kênh rạch và các bãi rác không đúng nơi quy định trên địa bàn quận.

- UBND Thành phố nói chung và UBND Quận Bình Tân nói riêng phải có chính sách cụ thể cho chương trình nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

- Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn sắp tới, Quận Bình Tân cần phải quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên môn và quản lý của Quận, cũng như tăng cường trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý môi trường trên địa bàn. - Thực hiện công tác thu gom và hạn chế đến mức tối đa các bãi rác tự phát nhắm hạn chế hiện trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra cũng như làm đẹp cảnh quan đô thị trong khu vực.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 110 - 112)