- Tác động của các chất hữu cơ
Sự ô nhiễm của chất hữu cơ sẽ dẫn đến giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan trong nước để phân hủy các hợp chất hữu cơ. Sự giảm oxy hòa tan trong nước sẽ gây tác hại nghiêm trọng tới hệ thủy sinh. Ở điều kiện nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp, vi khuẩn yếm khí sẽ hoạt động mạnh, tiêu thụ sulphur và sản sinh ra H2S làm bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường sinh thái xung quanh.
- Tác động của chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng trong nước làm tăng độ đục nguồn nước, ảnh hưởng tới cảnh quan, các hoạt động hô hấp hay quang hợp của các thủy sinh, các cơ quan mẫn cảm và lọc thức ăn của thủy sinh (mang cá). Chất rắn lơ lửng góp phần gây bồi lắng dòng sông, làm thay đổi thành phần các chất tự nhiên và tinh chất của dòng chảy và trầm tích đáy ảnh hưởng đến hệ thủy sinh. Ngoài ra các chất lơ lửng cũng có thể mang theo một số chất ô nhiễm (kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) vào nguồn nước.
- Tác động của các chất dinh dưỡng
Các chất ô nhiễm quá tải trong nước sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến sự sống của thủy sinh đưa đến tình trạng bùng nổ dân số thủy sinh gây ảnh hưởng nghiêm hại đến chất lượng nước (lượng oxy hòa tan giảm, sản sinh các chất màu, độc chất).
- Tác động của các chất độc: (Kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật – BVTV):
Chất thải có chứa các kim loại nặng (Pb, Hg, Cd,...) hoặc dư lượng thuốc BVTV rất độc đối với các sinh vật, ảnh hưởng đến hệ thủy sinh và làm giảm đa dạng loài, giảm vùng sinh vật dưới nước. Do nguồn nước mặt ở khu vực lân cận vùng dự án rất dồi dào nên đòi hỏi phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải ở bãi chôn lấp rác trước khi xả ra mương thoát, không được làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nhằm tránh gây cho chất lượng nước ngày càng xấu đi.
3.6.2.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN NƯỚC NGẦM
Tác động của nước thấm từ bãi rác đối với nguồn nước ngầm là hết sức quan trọng. Tuy nhiên khả năng tác động xấu đến nguồn nước ngầm còn phụ thuộc vào độ thấm nước, tính chất đất, vị trí, kỹ thuật lót đáy, chống thấm của nền và vách bãi. Theo khả năng gây ô nhiễm của bãi có thể chia thành 3 nhóm:
- Bãi không thấm
- Bãi có chứa các thành phần như sỏi, cát,... như là chất lọc nước - Bãi có vết nứt và thấm qua bãi có thể lan truyền đi xa hàng trăm km.
3.6.2.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN TIẾNG ỒN
Bãi chôn lấp rác như là một lò phản ứng sinh hóa mà sản phẩm là nước rò rỉ và khí bãi rác. Một phần chất hữu cơ trong tổng lượng chất thải rắn được mang đi chôn lấp có khả năng phân hủy sinh học và tạo thành khí bãi rác. Phản ứng phân hủy kỵ khí chất thải rắn trong bãi chôn lấp diễn ra như sau:
Chất hữu cơ (có H2O) + vi sinh vật => chất hữu cơ đã bị phân hủy sinh học + CH4 + CO2 + khí khác. phân hủy sinh học + CH4 + CO2 + khí khác.
Chất hữu cơ có trong rác thải được phân làm 2 loại:
- Các chất có khả năng phân hủy nhanh: từ 3 tháng đến 5 năm. - Các chất hữu cơ có khả năng phân hủy chậm > 5 năm.
Thành phần các khí sinh ra từ bãi rác bao gồm NH3, CO, H2, H2S, CH4, N2, O2 theo tỷ lệ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 12. Thành phần các khí sinh ra từ bãi rác Thành phần % (Thể tích khô) CH4 45 – 60 CO2 40 – 60 N2 2 – 5 O2 0,1 – 1,0
Mercaptan, hợp chất chứa lưu huỳnh 0 – 1,0
NH3 0,1 – 1,0 H2 0 – 0,2 CO 0 – 0,2 Các khí khác 0,01 – 0,6 Tính chất Giá trị Nhiệt độ (0F) 100 – 120 Tỷ trọng 1,02 – 1,6 (Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993)
Mặc dù các khí được phát tán vào trong không khí, nhưng thông thường thì hàm lượng của hỗn hợp CH4 và CO2 thường lên đến 40% ở khoảng cách chiều cao 120m tính từ mép bãi chôn lấp. Nếu không thoáng hợp lý, CH4 có thể tích tụ lại trong các công trình kiến trúc gần đó.
Do CO2 có khối lượng riêng lớn hơn không khí và CH4, do đó nó chuyển động về phía đáy của bãi chôn lấp là đất, khí CO2 ngày càng tăng trong lớp đáy bãi chôn. Theo thời gian khí CO2 sẽ tăng dần và khuyếch tán vào đất, tiếp tục chuyển động về phía dưới. Đến khi chúng tiếp xúc với
mạch nước ngầm. Tại đó, CO2 dễ hòa tan với nước để tạo thành acid carbonic theo phản ứng sau: