a. Thực vật, cây trồng
3.7.2.2 PHƯƠNG PHÁP THIÊU ĐỐT RÁC
Thiêu đốt là phương pháp xử lý phổ biến nhất ngày nay được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Đây là quá trình oxy hóa chất thải rắn ở nhiệt độ cao để tạo thành CO2 và hơi nước theo phản ứng:
CxHyOz + (x+y/4+z/2) O2 -> x CO2 + y/2 H2O
Ưu điểm của phương pháp thiêu đốt là xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận
hành đơn giản, ít tốn nhiên liệu, có thể xử lý chất thải rắn có chu kỳ phân hủy lâu dài.
Nhược điểm chính là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như: SO2, HCl, NOx, CO,... cho nên khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng kèm theo hệ thống xử lý khí thải.
Việc sử dụng các lò thiêu đốt hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu của rác (giảm khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt lượng phục vụ cho các nhu cầu khác như: tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện,...
Khi thiết kế lò đốt, có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn của rác thải là: lượng oxy cung cấp, nhiệt độ cháy phải đảm bảo từ 900 – 13000C (hoặc cao hơn nữa tùy loại chất thải) thời gian đốt chất thải và mức độ xáo trộn bên trong lò. Ngoài ra còn phải chú ý thêm vật liệu chế tạo lò đốt để đảm bảo chịu nhiệt cao.
Khí thải sau khi làm nguội có thể được xử lý bằng dung dịch kiềm để trung hòa các chất độc hại tạo thành sau khi nung.
Ở Việt Nam công nghệ thiêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy lâu dài.