Một số hoạt động sản xuất tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 29 - 32)

trường nghiêm trọng

Người dân phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân từ nhiều năm nay sống bằng nghề tái chế bao nilong rác thải. Phần lớn những xưởng sản xuất nằm tại nhà riêng trong khu dân cư nên sự ô nhiễm trong việc tái chế ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân. Đi vào khu vực này đâu đâu cũng ngập bao nilong rác thải từ đường đến sân nhà. Những đống bao nilong chất cao ngất ngưỡng và tỏa ra mùi hôi suốt ngày đêm. Người ta làm, ăn, ngủ, chơi cùng rác thải, khiến nơi đây được mệnh danh là “vương quốc” rác thải.

Hoạt động tái chế vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không an toàn phòng cháy chữa cháy. Khi có gió xoáy là bụi, rác nilong bay khắp. Mùa nắng thì bụi bay mịt trời, mùa mưa bọc dơ phơi không khô, ủ lại mấy ngày tanh như cá ươn.

Nhìn chung lĩnh vực tái chế chủ yếu do dân nhập cư, người lao động trình độ thấp thực hiện nên quy mô sản xuất nhỏ và mức độ đầu tư công nghệ không cao. Đa số máy móc thiết bị cũ kỹ do phần lớn được chế tạo trong nước (bằng phương pháp thủ công) nên hoạt động không hiệu quả, thường xuyên hư hỏng. Do đó, mức độ tiêu hao phế liệu rất lớn (từ 10% đến 20%) và tiêu thụ điện năng nhiều.

Rác thải không còn khả năng tái chế được các điểm bán thải ra tràn lấp một đoạn kênh Nước Đen (phường Bình Hưng Hòa A) khiến dòng nước

tanh tưởi đặc sánh, cỏ mọc um tùm. Nhiều đoạn của dòng kênh rác thải đọng lại nghẹt cứng. Ngay khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng có đến 6 vựa phế liệu, vụn nhựa, giấy,... chất cao tựa pháo đài.

2.3.3 KHỐI LƯỢNG RÁC Ở KHU VỰC

Bảng 1. Kết quả thống kê tốc độ phát sinh rác trên địa bàn Quận

Tốc độ phát sinh rác (Kg/người.ngđ) Số lần xuất hiện Tần suất xuất hiện 0.10 - 0.20 2 0.54 0.21 - 0.30 9 2.42 0.31 - 0.40 5 1.34 0.41 - 0.50 22 5.91 0.51 - 0.60 18 4.84 0.61 - 0.70 90 24.19 0.71 - 0.80 75 20.16 0.81 - 0.90 51 13.71 0.91 - 1.00 48 12.90 1.01 - 1.10 10 2.69 1.11 - 1.20 9 2.42 1.21 - 1.30 7 1.88 1.31 - 1.40 7 1.88 1.41 - 1.50 6 1.61 1.51 - 1.60 3 0.81 1.61 - 1.70 3 0.81 1.71 - 1.80 2 0.54 1.81 - 1.90 0 0 1.91 - 2.00 2 0.54 2.01 - 2.10 1 0.26 2.11 - 2.20 1 0.26 2.21 - 2.30 0 0 2.31 - 2.40 1 0.26

Điều tra lượng rác thải phát sinh từ các hộ gia đình: sử dụng 400 bảng phiếu điều tra để xác định lượng rác phát sinh theo đơn vị Kg/người.ngđ. Kết quả chỉ có 372 phiếu hợp lệ sử dụng để xử lý kết quả. Kết quả thống kê được trình bài ở bảng trên.

Với dân số năm 2006 là 265.411 người. Nếu tính lượng rác trung bình mỗi người trong một ngày đêm là 0,64 kg (số liệu của Công Ty Môi Trường Đô Thị TP.HCM) chỉ tiêu bình quân tai các Thành Phố trên thế giới là 0,65 – 0,7 Kg/người.ngđ, và kết quả thống kê tốc độ phát sinh rác trên địa bàn Quận Bình Tân có tần suất xuất hiện nhiều nhất là khoảng (0,61 – 0,70) Kg/người.ngđ, cho thấy tốc độ phát sinh rác thải bình quân đầu người 0,64 Kg là rất phù hợp. Từ lượng rác trung bình tính được tổng lượng rác sinh hoạt của khu đô thị quận Bình Tân là 169.863 tấn/ngđ (62.000.009 tấn/năm). Ngoài ra, trên địa bàn Quận còn có một số lượng lớn rác xà bần sinh ra trong quá trình xây cất và một số dịch vụ khác, từ đó cho thấy tổng lượng chất thải rắn sinh ra trên địa bàn Quận là rất lớn.

Tổng khối lượng rác thu gom được của toàn Quận năm 2006 là 50.840.007 tấn/năm đạt 82% khối lượng rác thải ra (62.000.009 tấn/năm). Vậy khối lượng rác còn lại 62.000.009 – 50.840.007 = 11.160.002 tấn/năm, chiếm 18% tổng khối lượng rác sẽ được thải thẳng vào kênh rạch, ao hồ,...

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 29 - 32)