TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 32 - 36)

NGHIÊN CỨU

3.1 KHÁI NIỆM CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.

Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.

Theo quan niệm này, chất thải rắn đô thị có đặc trưng sau: - Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị.

- Thành phố có trách nhiệm thu dọn.

3.2 NGUỒN GỐC CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Các nguồn phát sinh CTR bao gồm: khu dân cư, khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ,...), cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện,...), khu xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng, khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đường phố,...), nhà máy xử lý chất thải, công nghiệp và nông nghiệp. Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoài trừ các CTR từ quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như là rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng. Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc không có khả năng cháy. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành 3 nhóm lớn: Chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.

Đáng chú ý nhất trong thành phần rác thải là chất thải nguy hại, thường phát sinh tại các khu công nghiệp, do đó những thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất thải nguy hại của các loại hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tượng như chảy tràn, rò rỉ các loại hóa chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý các chất thải nguy hại bị chảy tràn rất tốn kém.

Ví dụ, chất thải nguy hại bị hấp phụ bởi các vật liệu dễ ngậm nước

đất để xử lý. Lúc này, các chất thải nguy hại bao gồm các thành phần chất lỏng chảy tràn, chất hấp phụ (rơm, rạ) và cả đất bị ô nhiễm.

Đối với rác thải đô thị do đặc điểm nguồn thải là nguồn phân tán nên rất khó quản lý, đặc biệt là các nơi có đất trống.

Bảng 2. Loại CTR theo các nguồn phát sinh chất thải khác nhau

3.3 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ

Phân loại chất thải rắn sẽ giúp xác định các loại chất khác nhau của chất thải được sinh ra, thực hiện việc phân loại chất thải rắn sẽ giúp gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải, đem lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

Phân loại chất thải rắn có thể dựa vào nguồn gốc phát sinh, đặc tính chất thải, mục đích quản lý,... Hiện nay, ở nước ta và nhiều nước trên thế

Nguồn phát sinh Loại chất thải

Hộ gia đình

Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa,...

Khu thương mại

Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như vật dụng hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ,...), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi,...), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa,...

Công sở

Giấy, carton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa,...

Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát,... Khu công cộng Giấy, túi nylon, lá cây,...

giới chất thải rắn được phân loại theo: công nghệ xử lý và bản chất nguồn tạo thành.

3.3.1 PHÂN LOẠI THEO CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ – XỬ LÝ

Nguồn gốc chất thải rắn có thể khác nhau ở nơi này và nơi khác, khác nhau về số lượng, về kích thước, phân bố về không gian. Trong nhiều trường hợp thống kê, người ta thường phân chất thải rắn thành 2 loại chính: Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, tỷ lệ chất thải sinh hoạt thường cao hơn chất thải nông nghiệp. Theo công nghệ quản lý và xử lý chất thải rắn được phân loại qua bảng 3

Bảng 3. Phân loại chất thải rắn theo công nghệ xử lý

Thành phần Định nghĩa Ví dụ 1. Các chất cháy được: - Giấy - Hàng dệt - Rác thải - Cỏ, rơm, gỗ củi - Chất dẻo - Da và cao su - Các vật liệu làm từ giấy. - Có nguồn gốc từ sợi. - Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm. - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre,... - Các vật liệu và sản phẩm từ chất dẻo. - Các vật liệu và sản - Các túi giấy, mảnh bìa. - Vải, len,... - Các rau, quả, thực phẩm. - Đồ dùng hư, bàn ghế, vỏ dừa.

- Phim cuộn, túi chất dẻo, lọ chất dẻo, bịch nilong,..

- Túi xách da, vỏ ruột xe,...

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w