Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý rác thải như sau:

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 100 - 103)

- Quy chế quản lý chất thải rắn (rác thải đô thị) của UBND thành phố có nêu rõ:

Điều 1:

Đối với rác sinh hoạt: được thải ra từ các sinh hoạt hằng ngày như: ăn, ở, làm việc, buôn bán.

Đối với rác xây dựng: được thải trong quá trình xây dựng, phá dỡ, cải tạo các công trình như xà bần, đất cặn, bùn cống, nhánh cây.

Đối với rác y tế: được thải trong quá trình chữa bệnh như bông, băng, kim tiêm, bộ phận người bệnh bị cắt bỏ.

Điều 2: Phí vệ sinh là khoản đống góp bắt buộc, mọi các nhân và các tổ chức trên địa bàn Tp.HCM đều có nghĩa vụ nộp tiền lấy rác theo phường thức căn cứ vào hộp đồng thực hiện dịch vụ lấy rác do ngành vệ sinh (kể cả rác dân lập) ký trực tiếp với mỗi hộ dân, đại diện tập thể đơn vị,...

Điều 3: Mọi cá nhân, tổ chức (kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài) đang sinh sống, hoạt động trên địa bàn Tp.HCM đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trong quy chế này.

(Nguồn trích quy chế quản lý chất thải rắn)

- Tại điều 7 điểm C trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Nghị định 49/CP ban hành ngày 15 thánh 8 năm 1996 của chính phủ:

“Cấm vứt rác, xác động vật, chất thải hoặc bất cứ vật gì gây ô nhiễm ra nơi công cộng hay vào chỗ có vòi nước giếng, nước ăn, ao đầm, hồ mà thường ngày người dân sử dụng trong sinh hoạt đều được xử lý theo pháp luật”.

- Điều 27 nghị định 175/CP ngày 8 tháng 10 năm 1994 của CP về hướng dẫn thi hành luật BVMT quy định:

“1. Mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng có các chất thải ở dạng rắn, lỏng, khí cần xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường khi thải ra ngoài cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất trên phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

2. Chất thải sinh hoạt tại các Tp đô thị, khu công nghiệp cần được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy chế quản lý chất thải.

3. Chất thải có chứa vi sinh vật, vi trùng gây bệnh cần phải được xử lý nghiêm ngặt trước khi thải vào các khu chứa chất thải công cộng theo quy định hiện hành.

4. Chất thải các loại hóa chất độc hại, khó phân hủy phải được xử lý theo công nghệ riêng, không được thải vào các khu chứa chất thải sinh hoạt.”

- Quy định 126/2004/CP ngày 26 tháng 5 năm 2004 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà:

Điều 33: Xử phạt tổ chức, cá nhân vi phạm về thu gom, vận chuyển và đổ rác thải:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 100.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đổ rác không đúng nơi quy định.

2. Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân thu gom vận chuyển không đúng nơi quy định.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp sau:

• Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

• Buộc thực hiện đúng qui định về an toàn, bảo vệ môi trường,...”

QĐ 5424 của UBND Thành phố về việc đưa hoạt động “làm rác dân lập” vào thực hiện theo quy chế thống nhất chung toàn Thành Phố...

Như vậy nhờ công cụ pháp lý, ta có thể quản lý rác từ nguồn phát sinh.

5.1.2 CÔNG CỤ KINH TẾa. Hệ thống ký quỹ hoàn trả a. Hệ thống ký quỹ hoàn trả

Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng.

Ký quỹ hoàn trả nghĩa là người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại.

Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì của đò uống, các bình ắc qui, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc,...

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý lực lượng thu gom rác dân lập (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w