Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E.coli phân lập

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến động về vi sinh vật trên đối tượng chim yến nuôi tại các vùng nam trung bộ và tây nguyên. khảo sát sự nhạy cảm kháng sinh trên loài vi sinh vật đã phân lập được (Trang 53 - 56)

được đối với một số loại khái sinh thông dụng

Tiến hành thử kháng sinh đồ theo phương pháp khuếch tán kháng sinh trên môi trường thạch của Kirby – Bauer (1996).

 Nguyên tắc của phương pháp :

Các khoanh giấy đã tẩm kháng sinh đặt lên thạch đã được dàn đều một lớp vi khuẩn cần thử. Kháng sinh khuếch tán trên thạch tạo một Gradien nồng độ, để ở tủ ấm 370C trong 24 giờ. Đánh giá kết quả qua đường kính vòng vô khuẩn.

 Các bước tiến hành :

Chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn : Mỗi chủng vi khuẩn thử nghiệm trước 1 ngày cần được cấy vào môi trường thạch không có chất ức chế (thạch dinh dưỡng, thạch máu hoặc thạch não tim), để tạo ra các khuẩn lạc thuần riêng rẽ. Ủ các đĩa thạch qua đêm ở 370C. Dùng que cấy vô trùng lấy 1 khuẩn lạc hòa tan vào 2 ml nước muối sinh lý vô trùng và trộn đều bằng máy trộn Vortex sao cho độ đục đạt mức 0,5 Mc Farland chuẩn. Ở độ đục này trong 1ml huyền dịch có khoảng 1 đến 2x108 vi khuẩn. Để thực hiện tốt bước này có thể so sánh ống huyền dịch cần kiểm tra với vài ống 0,5 Mc Farland chuẩn trước một tấm bảng nền trắng tương phản với các dòng kẻ màu đen. Nếu huyền dịch vi khuẩn không có cùng độ đục với độ đục chuẩn 0,5 McFarland, có thể điều chỉnh độ đục bằng cách cho thêm nước muối sinh lý hoặc cho thêm vi khuẩn. Pha loãng 100 lần huyền dịch có độ đục tương đương độ đục Mc Farland bằng cách lấy 20µl huyền dịch này cho vào 2ml nước muối sinh lý để được huyền dịch nồng độ 106 vi khuẩn /ml.

Ria huyền dịch vi khuẩn trên đĩa thạch : dùng tăm bông vô trùng nhúng vào các ống huyền dịch vi khuẩn, sau đó ép vào thành ống nghiệm để loại bớt huyền dịch vi khuẩn trong tăm bông, ria đều trên bề mặt của các đĩa thạch MHI đã được hấp khử trùng và đổ vào các đĩa peptri vô trùng được chuẩn bị từ trước, lặp lại 2 đến 3 lần sau đó nghiêng đĩa thạch để láng đều huyền dịch trên mặt thạch. Để khô mặt thạch 3 đến 5 phút, và không quá 15 phút trước khi đặt các đĩa kháng sinh.

Cách đặt các đĩa kháng sinh : các đĩa kháng sinh đặt trên mặt thạch đã được ria cấy huyền dịch vi khuẩn phải tiếp xúc hoàn toàn với mặt thạch. Khoảng cách giữa các đĩa kháng sinh không được ngắn hơn 24mm. Nếu đĩa peptri có đường kính 150mm thì số lượng đĩa kháng sinh không vượt quá 12 đĩa, nếu đường kính 100mm đặt không quá 5 đĩa kháng sinh. Nên sử dụng các đĩa có đường kính 90mm và chiều cao của thạch là 4mm để đặt các đĩa kháng sinh và số lượng đĩa không vượt quá 4 đĩa. Khi đãi kháng sinh đã tiếp xúc với mặt thạch không nên di chuyển đến vị trí khác, bởi vì kháng sinh sẽ khuếch tán ngay sau khi đặt. Nếu đãi kháng sinh rơi ra khỏi vị trí ban đầu, thì nên đặt đĩa kháng sinh khác ở vị trí khác.

Sau khi đặt các đĩa kháng sinh, lật ngược đĩa peptri và để vào tủ ấm 370C trong vòng từ 16 đến 24 giờ thì kiểm tra từng đĩa một. Nếu như huyền dịch và kỹ thuật cấy ria đạt yêu cầu sẽ tạo vòng tròn vô khuẩn xung quanh đĩa kháng sinh. Nếu xuất hiện các khuẩn lạc riêng biệt tức là do huyền dịch vi khuẩn quá loãng thì phải làm lại từ đầu. Đường kính vòng vô khuẩn bao gồm cả đường kính của đĩa kháng sinh, được đo bằng thước chuyên biệt, thước thường hoặc compa. Khi đo vòng vô khuẩn, thì ta đo ở mặt sau của đĩa peptri. Đĩa peptri phải được giữ bên tấm bìa hoặc giấy cứng nền đen và được chiếu sáng bởi nguồn sáng thích hợp.

Kích thước vòng vô khuẩn được so sánh với kích thước của nhà sản xuất ( bảng chuẩn đường kính vòng vô khuẩn). Nếu cạnh của vòng ức chế không rõ nét phải đọc khu vực ức chế xấp xỉ 80% của sự ức chế. Nếu những khuẩn lạc mọc trong vòng ức chế rõ ràng thì phải nuôi cấy, phân lập và thử lại.

Bảng 2.2 Bảng tiêu chuẩn đánh giá vòng vô khuẩn STT Loại kháng sinh

hiệu

Lượng kháng sinh (g)

Đường kính vòng vô khuẩn(mm) Kháng Trung

bình Mẫn cảm

1 Amoxilin

clavualanic acid Amc 20/10 ≤13 14-17 ≥18

2 Ampicillin Am 10 ≤13 14-16 ≥17 3 Cefuroxime Cxm 30 ≤14 15-17 ≥18 4 Cephalexin Cp 30 ≤14 15-17 ≥18 5 Ciprofloxacin Ci 5 ≤15 16-20 ≥21 6 Chloramphenicol C 30 ≤12 13-17 ≥18 7 Gentamicin Ge 10 ≤12 13-14 ≥15 8 Ofloxacine Of 5 ≤12 13-15 ≥16 9 Streptomycin Sm 10 ≤11 12-14 ≥15 10 Tetracyline Te 30 ≤11 12-14 ≥15

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến động về vi sinh vật trên đối tượng chim yến nuôi tại các vùng nam trung bộ và tây nguyên. khảo sát sự nhạy cảm kháng sinh trên loài vi sinh vật đã phân lập được (Trang 53 - 56)