Vi khuẩn Vibrio

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến động về vi sinh vật trên đối tượng chim yến nuôi tại các vùng nam trung bộ và tây nguyên. khảo sát sự nhạy cảm kháng sinh trên loài vi sinh vật đã phân lập được (Trang 52 - 53)

a. Thử nghiệm tính di động Mục đích

Xác định các vi sinh vật có khả năng di động trong môi trường thạch mềm.

Nguyên lý

Khả năng di động có thể quan sát nhờ sự tăng trưởng và di động của vi sinh vật vào bên trong môi trường thạch mềm. Ngoài ra, triphenyltetrazolium chloride (TTC) cso thể được bổ sung vào môi trường để giúp phát hiện dễ dàng vị trí hiện diện của tế bào vi sinh vật trong môi trường. Do hợp chất này khi vào bên trong tế bào sẽ bị khử thành formazan có màu đỏ.

Thử nghiệm là dương tính khi vi sinh vật tạo một vùng đục màu đỏ lan tỏa vào môi trường hai bên đường cấy. Thử nghiệm là âm tính khi vi sinh vật tạo thành

một vùng màu đỏ dọc theo đường cấy. Ở ống đối chứng, không có vi sinh vật tăng trưởng, môi trường trong.

Bố trí thí nghiệm

Sử dụng môi trường canh trypton có thêm 5% agar. Môi trường được đun tan rồi phân phối vào các ống nghiệm vô trùng mỗi ống 5ml rồi hấp khử trùng ở 1210C trong 15 phút.

Dung dịch TTC 1% được lọc qua màng lọc 0,45µm, sau đó được bổ sung vào môi trường thạch mềm đã hấp khử trùng thành nồng độ 0,05g/l trước khi làm đông môi trường. Dùng que cấy thẳng lấy sinh khối của khuẩn lạc chủng thuần chích sâu đầu que cấy vào giữa môi trường trong ống nghiệm đến độ sâu khoảng 2 cm, sau đó các ống giống này được mang đi ủ ở 370C trong vòng 24 – 48 giờ. Nếu kết quả là âm tính thì ủ tiếp ở 21 – 250C đến 5 ngày. Thực hiện song song với việc ủ ở điều kiện tương tự một ống môi trường không được cấy vi sinh vật làm ống đối chứng.

b. Thử nghiệm Indol

Làm tương tự như với E.coli.

c. Thử nghiệm KIA

Làm tương tự với Salmonella.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự biến động về vi sinh vật trên đối tượng chim yến nuôi tại các vùng nam trung bộ và tây nguyên. khảo sát sự nhạy cảm kháng sinh trên loài vi sinh vật đã phân lập được (Trang 52 - 53)