Cấu tạo và ưu nhược điểm của hộp đen trên ôtô: a) Cấu tạo:

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ (Trang 90 - 91)

V. Ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS trên ôtô: 1 Mô tả hệ thống định vị toàn cầu GPS trên ôtô tại Việt Nam:

3.Cấu tạo và ưu nhược điểm của hộp đen trên ôtô: a) Cấu tạo:

a) Cấu tạo:

Theo phân loại như đã nói ở trên thì ta có hai loại máy thu GPS dành cho ôtô đó là: máy thu GPS-Navigation và máy thu GPS- theo dõi và điều hành xe. Cả hai loại máy thu này đều có tính năng định vị xe. Tuy nhiên, đối với máy thu Navigation thì việc tìm đường trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn vì có màn hình hiển thị bản đồ được gắn trực tiếp lên xe. Còn máy thu GPS-quản lý và điều hành thì giúp cho việc quản lý xe của chủ xe trở nên tiện lợi hơn. Ngoài ra, hai loại này còn có thể kết hợp lại với nhau. Sau đây là cấu tạo cơ bản đối với hai loại máy thu:

Máy thu GPS- Navigation: là một thiết bị như một máy tính nhỏ gọn có màn hình gắn liền và anten nhận tín hiệu GPS. Thiết bị này thường chỉ là thiết bị có thông tin một chiều. Nhờ anten GPS nhận tín hiệu từ vệ tinh. Hệ điều hành của máy sẽ thể hiện vị trí trên bản đồ được gài sẵn trong thiết bị. Các bộ phận cơ bản của thiết bị bao gồm:

Ăng-ten thu tín hiệu GPS : thu các tín hiệu GPS được truyền từ các vệ tinh để xác định vị trí cũng như vận tốc của máy thu.

Bộ nhớ của máy thu: trong bộ nhớ này có lưu một bản đồ số dưới dạng lưới tọa độ trên đó. Bản đồ thuộc một đơn vị cung cấp nhất định và chỉ dành riêng cho 1 vùng.

Pin lithium: khi mất nguồn điện chính, thiết bị GPS sẽ dùng nguồn dự phòng là PIN lithium. Pin này có thể cấp điện trong khoảng 6 giờ. Nếu Pin yếu chỉ còn

30% dung lượng, thiết bị sẽ tự động cảnh báo về trung tâm với tần xuất 5phút/lần.

Bộ xử lý trung tâm: có nhiệm vụ vẽ bản đồ số lên màn hình LCD, đồng thời vẽ luôn điểm hiện thời của ăng-ten GPS trên lưới tọa độ của bản đồ đó. Bộ xử lý còn có chức năng tìm đường đi từ các điểm đã được chỉ định (dựa vào bản đồ số và các thuật toán tìm đường).

Nguồn: nguồn điện cho thiết bị hoạt động thường là nguồn điện 1 chiều từ 12V đến 36V (được lấy từ nguồn trên xe). Ngoài ra, trên thiết bị còn có một pin platium riêng phòng trường hợp mất nguồn trên xe.

Màn hình LCD và bàn phím : hiển thị bản đồ/ vị trí/ vận tốc/ ... và cho phép người dùng thao tác nhập liệu nhanh chóng.

Máy thu GPS-Theo dõi và điều hành xe: là thiết bị định vị

khác với thiết bị GPS – Navigation. Đây là thiết bị có giao lưu thông tin hai chiều, chính vì thế khả năng ứng dụng của các thiết bị này rộng lớn hơn. Tùy theo lĩnh vực hoạt động của thiết bị, phần cứng của thiết bị có cấu trúc đơn giản hay rất phức tạp tùy theo các ứng dụng và tính năng mở rộng kèm theo.

Thiết bị này sử dụng cùng một lúc nhiều công nghệ cao (GPRS, GSM, INTERNET...) như đã nêu ở trên. Vì vậy, cấu tạo của các thiết bị này bao gồm nhiều modul khác nhau như: modul GPS thu nhận tín hiệu từ các vệ tinh, modul GSM sử dụng Sim điện thoại của các nhà mạng viễn thông trong nước hoặc khi đi ra nước ngoài thì có thể sử dụng Roaming chuyển vùng quốc tế. Modul này không chỉ cho phép liên lạc hai chiều, gọi điện, nhắn tin mà còn đảm bảo truyền tất cả dữ liệu liên tục qua GPRS/EDGE (Enhanced Data Rates for GSM Evolution) vào INTERNET.

Ngoài ra còn các modul phụ, phục vụ cho việc năng cao tính năng sử dụng của thiết bị như cảm biến nhiên liệu, chống trộm, khởi động máy...

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ (Trang 90 - 91)