Giới thiệu về các hệ thống chống trộm hiện đại trên ôtô: 1 Hệ thống chống trộm sử dụng dấu vân tay:

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ (Trang 57 - 59)

1. Hệ thống chống trộm sử dụng dấu vân tay:

a) Nguyên lý hoạt động:

Hệ thống chống trộm này sử dụng đầu đọc vân ta để xử lý hình ảnh vân tay của người sử dụng thành mẫu vân tay. Mẫu vân tay này được chuyển đổi thành các tín hiệu và dữ liệu để nhận dạng người sử dụng (chưa đến 2 giây). Khi nhận dạng được người sử dụng, bộ điều khiển sẽ truyền tín hiệu để cho phép động cơ được hoạt động.

b) Chức năng:

 Ngón tay chủ: với ngón tay này sẽ cho phép khởi động động cơ. Ngoài ra, ngón chủ động này còn dùng để đăng kí hay xóa bỏ các vân tay khác.

 Ngón tay viên: dùng để khởi động động cơ.

 Ngón báo động: ở chế độ này, hệ thống chống trộm được thiết lặp trở lại, động không hoạt động.

c) Các thông số kỹ thuật:

1. Thời gian tối đa phân tích vân tay không quá .... 2 giây 2. Số vân tay tối đa có thể lưu trong bộ nhớ ... 10 vân tay

Giắc kiểm tra Điều kiện tiêu chuẩn D19-2 – mát Dưới 1 Ω

4. Độ ẩm không khí tương đối ở nhiệt độ 25°C là .... 98%

d) Ưu điểm:

Bảo vệ khỏi sự cướp xe:

Đây là chế độ bảo vệ đặc biệt của hệ thống, được kích hoạt tại thời điểm khẳng định quyền điều khiển xe của người sử dụng, nếu mẫu vân tay được đưa vào máy quét là “ ngón báo động” thì thiết bị làm việc ở chế độ chuẩn, xe sẵn sang lăn bánh. Tuy nhiên, 5 phút sau khi kích hoạt chế độ này, cũng như mỗi lần bật công tắc máy thì hệ thống sẽ điều khiển không cho động cơ hoạt động.

Kiểm soát sự mở cửa xe:

Nếu cửa xe bị mở quá 2 giây và sau đó chân phanh được nhấn xuống thì hệ thống sẽ sử dụng âm thanh và đèn báo yêu cầu khẳng định quyền sử dụng xe (nhập mẫu vân tay). Tiếp theo, hệ thống sẽ làm việc bình thường ở chế độ chuẩn nếu nhận dạng đúng mẫu vân tay, nếu không nhận dạng được mẫu vân tay hay mẫu vân tay không đúng thì hệ thống sẽ điều khiển động cơ ngừng hoạt động.

2. Hệ thống chống trộm bằng thiết bị vô tuyến cầm tay: a) Cấu tạo: a) Cấu tạo:

 Thiết bị vô tuyến cầm tay:

- Bán kính hoạt động 1,5m: Khi khoảng cách giữa thiết bị vô tuyến cầm tay và khối điều khiển hơn 1,5m thì khối điều khiển sẽ không nhận được tín hiệu từ thiết bị vô tuyến cầm tay.

- Luôn luôn được mang theo trong người của người điều khiển xe.

 Khối điều khiển:

- Được gắn liền theo xe, có tác dụng sẽ ngắt mạch để động cơ không hoạt động nếu không nhận được mã nhận dạng duy nhất từ thiết bị vô tuyến cầm tay trong thời gian 17 giây (tính từ lúc bật khóa điện) và ngược lại sẽ cho phép

động cơ tiếp tục "vận hành" nếu nhận được mã nhận dạng đúng từ thiết bị vô tuyến cầm tay.

- Thiết bị vô tuyến cầm tay và khối điều khiển chỉ có một mã nhận dạng duy nhất.

 Rơle:

- Là thiết bị dùng để điều khiển sự hoạt động của động cơ của ô tô, xe máy.

b) Ưu điểm:

 Chống trộm:

Nếu không phải là chủ nhân của xe mà cố tình dùng chìa khoá để khởi động xe thì động cơ của xe sẽ ngừng hoạt động trong vòng 17 giây (tính từ lúc bật khóa điện) nếu khối điều khiển không tìm thấy tín hiệu của thiết bị vô tuyến cầm tay.

 Chống cướp:

Xe đang "vận hành" thì bị cướp xe: Khi chân phanh được nhấn xuống thì khối điều khiển bắt đầu liên lạc với thiết bị cầm tay, nếu không liên lạc được với thiết bị cầm tay thì trong vòng 17 giây động cơ của xe sẽ ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG MÃ HÓA KHÓA ĐỘNG CƠ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w