Các phương án quản lý nước rỉ rác

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM (Trang 90 - 91)

I. CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ CƠNG NGHỆ

1.1.2.Các phương án quản lý nước rỉ rác

1. Các biện pháp kiểm sốt nước thải

1.1.2.Các phương án quản lý nước rỉ rác

Quản lý nước rỉ rác là chìa khĩa để chấm dứt khả năng làm ơ nhiễm tầng nước ngầm do nước rỉ rác từ BCL. Cĩ rất nhiều phương án đã và đang được sử dụng để quản lý nước rỉ rác thu gom từ BCL, bao gồm: (1) tuần hồn nước rỉ rác, (2) làm bay hơi nước rỉ rác, (3) xử lý trước khi xả vào nguồn nước, và (4) xả vào hệ thống thu gom nước thải đơ thị.

1.1.2.1. Tuần hồn nước rỉ rác

Một trong những phương pháp cĩ hiệu quả để xử lý nước rỉ rác là thu gom và tuần hồn nước rỉ rác trở lại BCL. Trong những giai đoạn đầu vận hành BCL, nước rỉ rác sẽ chứa một lượng đang kể các chất hịa tan TDS, BOD5, COD, dinh dưỡng và kim loại nặng (nếu cĩ). Khi nước rỉ rác được tuần hồn, các thành phần này bị phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật cĩ trong BCL và thơng qua các phản ứng hĩa học,lý học xuất hiện trong BCL. Ví dụ như các acid hữa cơ đơn giản cĩ trong nước rỉ rác bị chuyển hĩa thành CH4 và CO2. Vì pH trong BCL tăng khi CH4 được tạo thành, các kim loại nặng sẽ kết tủa. Lợi ích khác của việc tuần hồn nước rỉ rác là tái sinh khí BCL cĩ chứa CH4. Thơng thường tốc độ sinh khí trong hệ thống tuần hồn nước rỉ rác lớn hơn so với hệ thống khơng tuần hồn. Để tránh việc giải phĩng khơng thể kiểm sốt được của khí BCL khi nước rỉ rác được tuần hồn để xử lý, BCL phải được lắp đặt hệ thống thu khí. Việc thu gom, xử lý và xả nước rỉ rác cịn lại là điều hết sức cần thiết. Đối với các BCL lớn, cần phải chuẩn bị hố chứa nước rỉ rác.

1.1.2.2. Làm bay hơi nước rỉ rác

Một trong những hệ thống quản lý nước rỉ rác đơn giản nhất là hệ thống làm bay hơi nước rỉ rác cĩ lĩt đáy. Nước rỉ rác khơng bị bay hơi sẽ được tưới lên phần BCL đã hồn thiện. Ở những nơi cĩ lượng mưa lớn, các hồ chứa nước rỉ rác được phủ bằng lớp màng địa chất để tránh nước mưa. Nước rỉ rác tích tụ sẽ được bốc hơi trong các tháng mùa khơ bằng cách tưới lên bề mặt của các BCL đang vận hành hoặc đã hồn thiện. Các khí gây mùi hơi thối cĩ thể tích tụ dưới các tấm che được xử lý trong các lớp compost (dăm bào, mạt cưa) hoặc lọc qua đất. Trong thời gian mùa hè khơng cần phải che đậy thì cĩ thể dùng hệ thống thổi khí để kiểm sốt mùi của nước rỉ rác.

1.1.2.3. Xử lý nước rỉ rác

Khi phương án tuần hồn và bay hơi khơng được áp dụng, đồng thời khơng cĩ khả năng thải trực tiếp vào nhà máy xử lý nước thải đơ thị, thì phải tiến hành xử lý sơ bộ hoặc triệt để nước rỉ rác trước khi xả vào nguồn. Vì tính chất của nước rỉ rác thu gom thay đổi rất rộng, nên cĩ nhiều phương án sử dụng để xử lý nước rỉ rác. Các quá trình xử lý được lựa chọn phụ thuộc rất lớn vào tính chất các chất ơ nhiễm cần xử lý và thường là các quá trình sinh học, lý học hoặc hĩa học.

Loại cơng trình xử lý được sử dụng phụ thuộc đầu tiên vào thành phần và lưu lượng nước rỉ rác, thứ hai vào vị trí địa lý của BCL. Tính chất và đặc trưng của nước rỉ rác được đánh giá qua các chỉ tiêu TDS, BOD5, COD, SO42-, kim loại nặng và các thành phần độc chất khác. Nước rỉ rác thường chứa nồng độ các chất hịa tan TDS đặc biệt cao (cĩ thể đến 50.000 mg/l) cĩ thể làm khĩ khăn quá trình xử lý sinh học, đặt biệt khi sử dụng vơi để khử mùi. Giá trị COD cao thích hợp cho quá trình xử lý kị khí kết hợp với quá trình xử lý hiếu khí. Nồng độ sulfate SO42- cao cĩ thể giới hạn việc sử dụng quá trình xử lý kị khí vì tạo thành mùi khĩ chịu từ quá trình khử sinh học của sulfate. Độc tính của kim loại nặng (nếu

cĩ) cũng là vấn đề đối với nhiều quá trình xử lý sinh học. Cơng suất của các quá trình xử lý phụ thuộc vào kích thước của BCL và thời gian sử dụng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM (Trang 90 - 91)