CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM (Trang 83 - 84)

1. An tồn lao động cho cơng nhân

Một trong những vấn đề thường gặp phải trên các cơng trường xây dựng là tai nạn lao động đối với cơng nhân xây dựng và vận hành. Với số lượng hàng chục xe đào đất, xúc ủi, đầm (xe lu) và chuyên chở cỡ lớn ra vào, di chuyển liên tục, nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao.

Mơi trường bãi chơn lấp chứa vơ số các loại vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm đối với con người, do đĩ vấn đề vệ sinh và an tồn lao động đối với cơng nhân vận hành bãi chơn lấp phải được quan tâm đúng mức và thực hiện nghiêm túc. Việc sử dụng bơ đổ rác tạm thời/sàn kiểm tra, phân loại rác là một phương án hợp lý hạn chế được tai nạn đối với đội quân nhặt rác. Điều kiện làm việc trong bơ rác tạm thời sẽ tốt hơn, ánh sáng đầy đủ hơn và khơng bị tác động của mùa nắng. Tuy nhiên, những điều kiện khác khơng thể giải quyết trong thời gian ngắn và vẫn cĩ nhiều tai nạn cĩ thể xảy ra như kim tiêm đâm vào tay chân, nhiễm trùng đường hơ hấp do các loại vi trùng trong rac…

2. Ảnh Hưởng Giao Thơng

Theo các số liệu thu thập được, mật độ xe lưu thơng trên quốc lộ 1A (nằm kế BCL Gị Cát) vào các ngày 19/08/2000 và 21/08/2000 cho thấy vào các giờ cao điểm (6.00 – 7.00 và 16.00 – 17.00), lưu lượng xe máy cĩ thể lên đến khoảng 15.000 xe/giờ, thêm vào đĩ, lưu lượng xe 4 chỗ và 15 chỗ, xe khách và xe tải lần lượt là 413, 262 và 784 xe/giờ. Ngay cả vào ban đêm (21.00-22.00), lượng xe máy, xe 4 chỗ và 15 chỗ, xe khách đi trên đường cũng vào khoảng 8.900 – 9.600 xe/giờ, 216 xe/giờ và 42 xe/giờ. Do đĩ, tuy số lượng xe thi cơng trên cơng trường khơng đáng kể so với mật độ xe lưu thơng trên quốc lộ 1A , nhưng các xe chở đất đá ra khỏi cơng trường và chở nguyên vật liệu xây dựng, máy mĩc, thiết bị vào cơng trường đều phải sử dụng quốc lộ 1A là đường vận chuyển duy nhất, nên nguy cơ xảy ra tai nạn giữa xe thi cơng và xe lưu thơng trên đường khá cao.

Từ đây cĩ thể suy ra hiện trạng và những tác động tương tự đối với các khu vực quy hoạch xây dựng BCL khác.

3. Nguy Cơ Nứt Lớp Che Phủ và Cháy Nổ

Sự chuyển động và phát tán khí bãi chơn lấp cĩ ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quản lý bãi chơn lấp. Khí sinh ra bên trong bãi chơn lấp cĩ thể làm áp suất bên trong bãi tăng lên và gây hiện tượng nứt lớp che phủ. Nước thấm vào bãi qua các khe nứt này thúc đẩy tốc độ sinh khí và làm lớp che phủ bị nứt nhiều hơn. Khí bãi chơn lấp thốt ra mơi trường cĩ thể mang theo các hợp chất gây bệnh ung thư và bệnh quái thai ở mức vi lượng. Và do khí bãi chơn lấp thường chứa hàm lượng methane cao nên dễ gây cháy nổ.

4. Sự Sụt Lún Bãi Chơn Lấp

Khi phần chất hữu cơ của rác phân hủy chuyển thành khí thải và các thành phần trong nước rị rỉ, bãi rác sẽ sụt lún. Sự sụt lún cũng xảy ra do sự gia tăng các lớp rác trong bãi chơn lấp cũng như khi nước thải ngấm vào hoặc thốt ra khỏi bãi. Sụt lún sẽ phá vỡ lớp che phủ cuối cùng của bãi chơn lấp, ảnh hưởng đến hệ thống thu hồi khí, khả năng thốt nước bề mặt cũng như hoạt động tái sử dụng mặt bằng bãi chơn lấp sau khi đĩng cửa.

Phạm vi sụt lún bãi chơn lấp phụ thuộc vào mức độ nén ép ban đầu, đặc tính chất thải, mức độ phân hủy, ảnh hưởng do sự kết dính khi nước và khí bị đẩy ra khỏi chất thải rắn đã ép, và độ sâu chơn lấp. Các nghiên cứu cho thấy rằng sự sụt lún cuối cùng xảy ra trong vịng 5 năm đầu và độ sụt lún dao động trong khoảng từ 20-40%. Do đĩ, kế hoạch và phương án sửa chữa bãi chơn lấp bị sụt lún phải luơn luơn sẵn sàng. Để bù đắp lại chiều cao này cĩ thể đổ thêm rác hoặc đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường của hoạt động chôn lấp chất thải rắn đô thị trên địa bàn TpHCM (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w