Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 71 - 76)

* Cải cách thủ tục hành chính

Việc cần làm bây giờ là gấp rút cải thiện môi trường đầu tư trong đó hàng đầu là cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt là khi thẩm quyền cấp phép đã được phân cấp cho tỉnh, nếu tỉnh không chú ý đến việc cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho các nhà đầu tư thì sẽ gây ra tình trạng phiền hà trong lĩnh vực hành chính. Chú trọng cung cấp các dịch vụ khác có chất lượng cao như: hoạt động cung cấp thông tin, hoạt động hỗ trợ sau đầu tư và đào tạo nhân lực.

Về cải cách thủ tục hành chính, cần tập trung trong công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng cho các dự án, cấp giấy phép nhập khẩu theo hướng mở cửa, nhanh gọn và thuận lợi; điều chỉnh công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động doanh nghiệp sau cấp phép.

UBND Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các dự án thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Khi đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc, chủ đầu tư làm thủ tục (từ khâu tiếp xúc, giới thiệu địa điểm, hình thành dự án, hồ sơ xin giấy phép đầu tư, triển khai dự án và nhận kết quả) tại Sở Kế hoạch va Đầu tư Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các dự án khu công nghiệp Vĩnh Phúc. Cụ thể như sau:

- Khâu cấp giấy phép đầu tư và chứng nhận đầu tư.

Thời gian tối đa kể từ ngay Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (không kể ngày nghỉ) không được phép qua:

+ 5 ngày đối với dự án thuộc diện ký cấp Giấy phép. + 10 ngày đối với dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư.

+ 20 ngày đối với dự án thuộc diện thẩm định cấp giấy phép đầu tư. - Khâu triển khai dự án:

Sau khi dự án được cấp Giấy phép đầu tư, thời gian tối đa (không kể ngày nghỉ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi hoàn thành các công việc sau đây cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của tỉnh được quy định là:

+ 50 ngày hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng đối với dự án ngoài KCN, CNN hoặc trong KCN, CNN nhưng chưa giải phóng mặt bằng.

+ 10 ngày hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể cả khâu đo đạc, lập bản đồ địa chính tại các điểm đã giải phóng xong mặt bằng.

+ 8 ngày hoàn thành việc cấp mã số thuế, mã số hải quan, xác nhận kế hoạch xuất nhập khẩu.

+ 5 ngày hoàn thành việc khắc con dấu.

+ 10 ngày đối với việc giải quyết xong thủ tục xây dựng.

* Bộ máy hành chính

Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tỉnh cần có một bộ máy hành chính tốt. Việc quản ly FDI bao gồm: Lập kế hoạch, định hướng thu hút FDI, quản ly các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng đã quy hoạch, tổ chức vận động xúc tiến đầu tư...

-Theo luật ĐTNN tại Việt nam, có hai cơ quan quản lý về hoạt động FDI tren địa bàn tỉnh, đó là Sở Kế hoạch và Đầu tư và ban quản lý KCN, CCN. Do vậy tỉnh phải:

-Tập trung chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, phải làm cho họ ý thức được trach nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan công quyền. Tỉnh thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ trong Tỉnh. Cử những cán bộ nòng cốt, có chuyên môn sâu đi học tập kinh nghiệm ở các Tỉnh có kết quả thu hút FDI cao về để áp dụng vào công tác ở Tỉnh nhà.

-Giám sát, kiểm tra các cán bộ thừa hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trương của nhà nước, kịp thời xử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.

3.2.2.8. Một số vấn đề khác

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự quản lý hoạt động ĐTNN các cấp đáp ứng nhu cầu tình hình mới. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

- Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các nhà đầu tư nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang hoạt động, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả, đúng tiến độ và nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Vĩnh Phúc, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các hiệp hội doanh nghiệp thông qua diễn đàn Doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc...

3.2.2.9. Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Để các doanh nghiệp FDI thành công hơn nữa trong quá trình phát triển của mình, thì việc tất yếu đặt ra là việc không ngừng đặt ra những giải pháp cụ thể để hòa nhập với môi trường đầu tư của tỉnh như:

-Doanh nghiệp FDI phải xác định rõ thị trường , nhu cầu của thị trường và thường xuyên gợi ra nhu cầu mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp mình. Những doanh nghiệp thành công trong quá trình xuất khẩu đều chuẩn bị kỹ càng hơn nữa về nghiên cứu thị trường quốc gia mà doanh nghiệp xuất khẩu, thường xuyên tham gia đánh giá đối thủ.

- Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như tài chính ngân hàng thì cần phải có khả năng đáp nhu cầu vốn lớn từ thị trường, đáp ứng những nhu cầu lớn về thông tin, về thị trường, về khách hàng và đối tác

- Doanh nghiệp FDI muốn nhanh chóng thành công trong việc phát triển kinh công tý tại thủ đô phải biết xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy rất tốt đẹp với các cơ quan liên quan.

- Để phát triển lâu dài, bền vững hơn doanh nghiệp FDI cần phái đầu tư vào nguồn nhân lực, nâng cao trình độ của người lao động, bên cạnh đó là việc triển khai mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp dịch vụ của tỉnh.

- Doanh nghiệp phải xây dựng thành công mối quan hệ với các viện nghiên cứu, thường xuyên đổi mới công nghệ, thay đổi kiểu dáng, đưa ra kiểu dáng mới.

- Doanh nghiệp FDI cần tích cực hơn nữa trong việc đối thoại trao đổi, đề cập những thắc mắc về những chính sách, luật kinh doanh với chính quyền tỉnh. Từ đó giúp nhà hoạch định chính sách có thể đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp đưa ra…

Bên trên là một số những giải pháp mà doanh nghiệp FDI cần nắm vững trong công cuộc xây dựng và phát triển hơn nữa doanh nghiệp của mình, góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế thủ đô trong thời gian sắp tới.

KẾT LUẬN

Qua hơn mười năm, hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) đã mang lại cho nền kinh tế - xã hội nhiều đóng góp to lớn: đóng góp vào GDP, giá trị sản lượng công nghiệp, xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động… Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ngành nghề khác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang từng ngày từng giờ góp phần thay đổi bộ mặt của nước ta, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá đang dần dần trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Vĩnh Phúc cũng như các địa phương khác trong cả nước đang phải đương đầu với một thách thức rất lớn là các nước trong khu vực đang cạnh tranh quyết liệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và trên thực tế thì nhiều nước đang thực sự "trải thảm đỏ" mời các nhà đầu tư. Khi mà quốc tế hoá đời sông kinh tế - xã hội đã và đang có xu thế khách quan của thời đại thì sự cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu thu hút vốn FDI phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, tỉnh cần phải xác định rõ chủ trương, quan điểm và các giải pháp cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi của mình.

Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp này giúp mọi người hiểu được phần nào về tình hình và kinh nghiệp trong thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam sau 20 năm đổi mới đất nước.Mặt khác, dưa được những thông tin về thực trạng thu hút vốn đầu tư của Tỉnh Vĩnh phúc trong giai đoạn 2000 – 2010. Từ đó rút ra được những điểm mạnh cần phát huy để thu hút nguồn vốn FDI, và điểm yếu để khắc phục. và đề ra một số giải pháp tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao với các điạ phương trong cả nước cũng như với các nước khác trong việc thu hút nguồn vố quan trọng này, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu thu hút FDI của tỉnh, xây dựng Vĩnh Phúc thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển vững mạnh theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

Trong phạm vi đề tài này, do trình độ xử lý, thu thập, đánh giá các số liệu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý kiến của thầy cô để em hoàn thành đề tài đạt kết quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Đầu tư nước ngoài - TS. Vũ Chí Lộc

- Đầu tư quốc tế - Phùng Xuân Nha (Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội - 2001)

- Giáo trình kinh tế Đầu tư – TS Từ Quang Phương(ĐHKTQD-nhà xuất bản ĐHKTQD)

- Thông tin câu lạc bộ Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: Số 22 (2001),số 24,25,27 2002)

- Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư.

- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nhiệm kỳ 1996-2000 và nhiệm vụ 5năm2001 – 2005 – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự án FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2000.

- Báo cáo tình hình triển khai các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài năm 2001 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Dự thảo quy chế về thực hiện một số chính sách ưu đãi khuyến khích FDI

- cổng thông tin Doanh nghiệp và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

- Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn -

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 71 - 76)