Cải thiện chính sách đất đai

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 63 - 64)

Phương hướng phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc là phat triển KCN, CCN. Mục tiêu mà Tỉnh uỷ, HĐND va UBND Tỉnh đề ra là tập trung thu hút được nhiều các nguồn vốn từ bên ngoài vào Tỉnh. Trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn FDI. Để đẩy nhanh qúa trình thu hút vốn FDI và triển khai các dự án FDI ở các KCN, CCN, Tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kế hoạch quy hoạch phát triển KCN, CCN đến năm 2010. Với 9 KCN, CCN có tổng diện tich quy hoạch là 1.062,1 ha. Trong đó tổng diện tich đất công nghiệp là 685,8 ha, chiếm 64,57% tổng diện tích đất quy hoạch. Như vậy, số diện tích đất quy hoạch là rất lớn. Điều đó cho thấy nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và làm mọi thủ tục liên quan đến việc cho thuê đất là rất nặng nề, cấp bách, đòi hỏi Tỉnh phải có các biện pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong công việc này như: diện tich đất nằm trong qui hoạch chủ yếu là đất đồi, gò, đường giao thông đi lại vào khu vực này là rất khó khăn, chưa nói đến vấn đề san, lấp làm phẳng mặt bằng. Những máy móc hiện đại, các xe to lớn cồng kềnh nhằm phục vụ cho việc san, lấp, ủi rất khó có thể đi vào được khu vực quy hoạch. Ngoai ra, đối với những phần đất quy hoạch nằm trong diện đền bù cũng gặp nhiều khó khăn. Nông dan ở một số huyện không chấp nhận giá đền bù mà Tỉnh đưa ra, họ thường yêu cầu một giá trị cao hơn. Thông thường, UBND Tỉnh có trách nhiệm lập phương án bồi thường, cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện phương án bồi thường, hướng dẫn chủ đầu tư chi trả tiền bồi thường cho chủ được bồi thường. Trường hợp người có đất khiếu nại về phương an đền bu, UBND Tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vướng mắc. Nhưng

ở Vĩnh Phúc, chính doanh nghiệp phải tham gia đàm phán với người nông dân để xác định giá đền bù, như vậy làm tăng thêm khó khăn cho nhà đầu tư.

Để khắc phục những kho khăn nay Tỉnh cần phải:

-Trong thời gian tới Tỉnh Vĩnh Phúc cần xây dựng nguồn kinh phí khoảng 25 – 30 tỷ VNĐ để hỗ trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tạo và làm mới các tuyến đường giao thông trên trục đường đi vào các khu quy hoạch. Xây dựng, làm mới các trạm cung cấp điện, nước cho các KCN, CCN trong khu vực quy hoạch.

- Khuyến khích các dự án đầu tư vào KCN, CCN tự làm công việc cải tạo cơ sở hạ tầng.

- Nhanh chóng tiến hành san, lấp, ủi gò đồi, làm phẳng mặt bằng quy hoạch. Tập trung huy động các phương tiện hiện đại giải quyết việc san, lấp, ủi mặt bằng. Huy động một lực lượng lao động đáng kể tham gia thực hiện công việc này. Bên cạnh đó khuyến khích các chủ đầu tư FDI dùng các phương tiện máy móc hiện đại của mình để tham gia cùng làm.

- Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải nhất quán, biện pháp phải kiên quyết, dứt điểm không để tình trạng dây dưa làm ảnh hưởng thời cơ và hiệu quả đầu tư. Điều này không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền mà còn cần sự nhận thức, lòng tự trọng và khẳng khái của người dân vì sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá.

- Cần có những biện pháp kịp thời và nghiêm khắc đối với những trường hợp làm trái pháp luật về đất đai, gây phiền hà, cản trở đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 63 - 64)