Về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 29)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Tây giáp Phú Thọ và phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.371,41 km2, dân số năm 2004 có 1.161,7 nghìn người với 8 đơn vị hành chính, trong đó 1 thành phố là Vĩnh Yên, và 1 thị xã là Phúc Yên và 6 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km,cách Cảng biển: Cái Lân - Tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng - Thành phố Hải Phòng khoảng 150 km.

Vĩnh Phúc nằm trên quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí

quan trọng đối vùng KTTĐ Bắc bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội: Kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ đảm bảo vững chắc khu vực phòng thủ cho Hà Nội; góp phần cùng Thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.

2.1.1.2. Địa hình

Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng trung du và miền núi, hết sức thuận tiện cho phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch – dịch vụ. Vùng trung du và miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều hồ nước, như hồ Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc. Đây là những nơi có tiềm năng đa dạng cho phát triển thuỷ lợi, nuôi cá, xây dựng, phát triển các khu du lịch và thể thao.

2.1.1.3. Khí hậu – thủy văn

Về khí hậu: Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 - 25 C, lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3, kèm theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18°C) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.

Thuỷ văn: Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội2.1.2.1. Dân số, lao động 2.1.2.1. Dân số, lao động

Dân số năm 2004 có 1.161,7 nghìn người, sống trên địa bàn 8 huyện thị, trong đó, tỷ lệ dân nông thôn chiếm 87,06%, Mật độ dân số trung bình

847người/km2, thấp hơn mức bình quân 1.112,4 người/km2 của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và kéo theo tốc độ tăng dân số thành thị khá nhanh (5,8%/năm giai đoạn 2001-2004). Tuy vậy, do xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp (trước năm 1998), cho đến nay dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ rất cao, 87,06% (năm 2004). Như vậy, công nghiệp phát triển nhanh mới chỉ bước đầu tạo tiềm lực tăng trưởng, chưa tạo được nhiều công ăn việc làm và chưa đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu lao động. Công nghiệp trên địa bàn tỉnh, mà chủ yếu là FDI, phần lớn có hàm lượng công nghệ cao, cần ít lao động, đòi hỏi lao động có tay nghề, trong khi phần lớn lao động của tỉnh là lao động nông nghiệp và tỷ lệ lao động được qua đào tạo lại thấp (25%).

Lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi có lao động thực tế: 765420 người. trong độ tuổi: 736750 người = 63% dân số. Là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

2.1.2.2. Giao thông & cơ sở hạ tầng

Tỉnh có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ chạy qua như tuyến đường sắt liên vận Hà Nội– Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), tuyến đường thuỷ sông Hồng, Sông Lô và quốc lộ 2 nối liền Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và tương đối phát triển, có hệ thống đường bộ, đường thủy, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài nên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Kinh tế: Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt 280 triệu USD.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 ước đạt 716,229 triệu USD, Khu vực nhập khẩu tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp FDI chiếm 96,14% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong năm 2007, tỉnh đã thu hút được 67 dự án đầu tư mới và 19 dự án tăng vốn.Vĩnh Phúc có 6 khu công nghiệp là Khu công nghiệp Kim Hoa, Khai Quang, Bình Xuyên, Chấn Hưng, Sơn Lôi, Bá Thiện và 6 cụm công nghiệp là Hương Canh, Lai Sơn, Hợp Thịnh, Tân Tiến, Đạo Tú với diện tích quy hoạch gần 2.500ha. Để thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư nước ngoài và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống như: Mộc Bích Chu, rèn Lư Nhân, Đá Hải Lựu, Gốm Hương Canh…tiếp tục phát triển các nghề mới như: Mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ.. Hiện nay Vĩnh Phúc là tỉnh đứng vị trí thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và là một trong 7 tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Du lịch : Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và

nhân văn, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và văn hoá trong quá tŕnh phát triển của đất nước. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên. Tây Thiên - Tam Đảo là “Địa linh” lớn của cả nước, là quần thể danh thắng nổi tiếng một vùng, bởi lẽ nơi đây hội tụ cả 3 yếu tố: Tâm linh - tín ngưỡng và cảnh quan thiên nhiên.

Tỉnh Vĩnh Phúc là một tỉnh được đánh giá là một tỉnh phát triển năng động ở khu vực phía Bắc. Do tỉnh có các chính sách về ưu đãi tương đối hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, tỉnh Vĩnh Phúc có vị thế tương đối thuận lợi để thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được làm các thủ tục hành chính theo “cơ chế một cửa” qua ban quản lý các khu Công nghiệpvà thu hút đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc."Cơ chế một

cửa" trong quyết định này được thống nhất hiểu như sau:

- "Một cửa" là thực hiện theo một đầu mối, một cơ quan giải quyết

mọi vấn đề liên quan đến nhà đầu tư từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định dự án đến cấp giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật.

- "Một cửa" không phải là một cơ quan làm thay tất cả các công việc

của các ngành liên quan mà là đầu mối khâu nối tổng hợp ý kiến các ngành trên cơ sở thống nhất ý kiến của các ngành dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh.

•Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh:

Miễn tiền thuê đất

Các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài việc được hưởng miễn thuế đất thuế quy định hiện hành của nhà nước, còn được hưởng miễn thêm như sau:

- Dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất trên địa bàn huyên Lập Thạch và các xã miền núi của huyện Tam Dương, Bình Xuyên được miễn thêm 8 năm; Đầu tư vào các KCN, CCN và các địa bàn khác được miễn thêm 5 năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các dự án thoả mãn một trong các điều kiện sau đây được miễn 100% tiền thuê đất:

+ Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) để cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN.

+ Đầu tư xây dựng các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ nhân dân.

+ Chế biến nông sản, thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc.

Hỗ trợ đền bù giải phóng và san lấp mặt bằng

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN được hỗ trợ 8%.

- Sử dụng công nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%.

- Có vốn đầu tư từ 10 tỷ VND trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%.

- Chế biến nông sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn nguyên liệu tại Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%.

- Đầu tư vào các KCN, CCN vùng đồng bằng của các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc được hỗ trợ 20%.

- Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (Từ 3 tầng trở lên) cho thuê ở đô thị, phục vụ KCN, CCN ở thành phố Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và các công trình văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, ytế, giáo dục được hỗ trợ từ 50 - 100%.

- Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Bình Xuyên và các CCN ở Vĩnh Yên được hỗ trợ 100% (không tính đất trồng lúa).

Hỗ trợ lãi xuất tiền vay

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh.

Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách của tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 VND/người.Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 VND/người. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nêu trên được thanh toán cho doanh nghiệp vào thời điểm sau 12

tháng kể từ khi dự án đi vào sản xuất trên cơ sở số lao động thực tế mà chủ đầu tư cam kết (bằng văn bản) sử dụng ổn định ít nhất 36 tháng kể từ ngày ký hợp đồng lao động.

Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng:

Tỉnh đảm bảo xây dựng hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào của KCN, CCN, khu xử lý chất thải, rắn công nghiệp tập chung khi quy hoạch chi tiết của KCN,CCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2. Thực trạng tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FD) của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010 ngoài (FD) của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2010

2.2.1. Qui mô vốn đầu tư

2.2.1.1. Giai đoạn 1998 - 2002

Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII "... Phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế theo cơcấu công nghệp - nông nghiệp - dịch vụ, thực hiện phân công lại lao động xã hội ...". Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã tập trung cao độ, chỉ đạo sát sao, đề ra các biện pháp và chính sách cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, phát huy lợi thế và vị trí địa lý, tích cực thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Vì vậy, kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua có sự tiến bộ vượt bậc, Trong giai đoạn 5 năm 1998 – 2002 tổng số dự án FDI vào Vĩnh Phúc chưa hẳn là đã cao - 23 dự án với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 107,816 triệu USD nhưng tình hình thu hút vốn FDI của Vĩnh Phúc rất khả quan (xem bảng)

(Giai đoạn 1998 - 2002)

Năm Chỉ tiêu

1998 1999 2000 2001 2002

Số dự án 1 1 4 4 13

Số vốn đăng ký ( triệu USD) 0,2 12,5 13,916 16,8 64,4

Tỷ trọng % 0,19 11,5 12,9 15,5 59,73

(Nguồn: Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)

Chỉ với một dự án "Sản xuất hương không mùi - nguyên liệu làm hương" với số vốn đăng ký ít ỏi là 200.000 USD năm 1998 và năm 1999 cũng chỉ với một dự án FDI nhưng với số vốn đăng ký là 12,5 triệu USD. Đến năm 2000 và 2001 mỗi năm Vĩnh Phúc thu hút được 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 13,916 triệu USD và 16,8 triệu USD. Năm 2002 Tỉnh đã thu hút được 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 64,4 triệu USD, tăng 3,2 lần về số dự án và 3,83 lần về số vốn đầu tư so với năm 2001, chiếm tỷ trọng 59,73% của cả giai đoạn 1998 - 2002.Các dự án trên đã đầu tư vào nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhưng riêng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có tỷ trọng cao nhất chiếm 52%, chế biến nông lâm sản - thực phẩm chiếm 17,3%, sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 12%, đặc biệt số dự án sử dụng công nghệ cao chiếm 8%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.2. Giai đoạn 2003 – 2010

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc thì đây là giai đoạn có nhiều biến động nhất về thu hút vốn FDI. Tình hình thu hút FDI qua các năm của tỉnh được thẻ hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2. 2: Tình hình thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2003 - 2010

(Đơn vị tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Số dự án 34 22 27 35 14 32 18 15 Số vốn đăng ký(triệu USD) 365,636 198,14 212,6 190 178,66 302,9 120 250

Tỷ trọng (%) 20 11 11,7 10,5 9,8 16,6 6,6 13,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Tỉnh Vĩnh phúc)

Năm 2003, tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được 143 dự án đầu tư vào tỉnh.

Trong đó có 34 dự án có vốn FDI và 109 dự án trong nước. Mặc dù số dự án FDI chỉ chiếm 23,8% tổng số dự án nhưng lại có số vốn đăng ký kinh doanh rất cao là 365,636 triệu USD tương đương 5484,54 tỷ VNĐ gần bằng một nửa tổng số vốn đăng ký của 143 dự án. Điều này cho thấy lượng vốn FDI đầu tư thông qua các dự án chiếm xấp xỉ 1/2 tổng lượng vốn đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc tính đến tháng 2/2003. Riêng hai tháng đầu năm 2003, tỉnh Vĩnh phúc đã thu hút được 22 dự án đầu tư, trong đó có 4 dự án có vốn đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 38 triệu USD đạt 36% kế hoạch năm, tăng 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2005: Trên địa bàn tỉnh thu hút được 81 dự án, trong đó: 54 dự án

DDI với tổng số vốn đầu tư là 3.304 tỷ đồng; 27 dự án FDI với tổng số vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 29)