3.1.1.1. Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2020.
- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao theo hướng ổn định, bền vững; khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển.
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng; đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, trong đó phát triển du lịch là mũi nhọn.
- Đẩy mạnh phát triển đô thị và xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, văn hóa – giáo dục, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh giải quyết việc làm, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.
- Tăng cường quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu có đủ yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở
thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
3.1.1.2. Mục tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020
Tỉnh phấn đấu về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và có cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ chiếm từ 93-95% (nông nghiệp còn 7%).
Đến năm 2020 mức sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Phúc phải đạt ít nhất tương đương với các chỉ tiêu định lượng của nền kinh tế cả nước, Cụ thể là :
- Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh sẽ tăng từ 11.621 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 19.647 tỷ đồng vào năm 2015 và 32.344 tỷ đồng vào năm 2020 (giá ss 94), tương đương 22.236 tỷ đồng; 43.308,2 tỷ đồng và 80.712 tỷ đồng theo giá HH, ứng với các mốc trên.
- Năm 2015 đạt 15 triệu đồng/người/năm, năm 2020 đạt khoảng 24 triệu đồng - theo giá so sánh 1994 (tương đương 3 mốc trên là 854 USD; 1.388 USD và 2.167 USD) hoặc 18,0 triệu đồng, 34 triệu đồng và 59 triệu đồng giá thực tế.
- Đến năm 2020 lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng 65-70%; lao động nông nghiệp còn 30-35% trong cơ cấu lao động của tỉnh.
- Nâng mức chi tiêu cho giáo dục và y tế lên 4,5-5% GDP và đảm bảo cho người dân tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông với chất lượng cao.
- Dân số đến 2020 đạt 1,360 triệu người. - Số bác sỹ/1 vạn dân đạt 15 bác sỹ. - Phổ cập phổ thông trung học.
- Tỷ lệ dân đô thị chiếm 55% tổng dân số.
Bảng 3.1: Dự báo tăng trưởng công nghiệp đến năm 2015-2020
Giá so sánh 1994
TT Danh mục 2006 2010 2015 2020
1 VA Công nghiệp – Xây dựng
(tỷ.đ) 3866 7352 16126 30162 2 Tỷ trọng trong GDP (% -giá 1994) 53,12 60,05 66,07 66,19 3 VA Công nghiệp (tỷ.đ) 3638 6837 14917 28505 4 Tốc độ tăng trưởng 2003-2006 2007-2010 2011-2015 2016-2020 24,4% 17,1% 16,9% 13,5%
(Nguồn: “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”)
3.1.2. Mục tiêu thu hút FDI của tỉnh
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát thu hút FDI
Tỉnh Vĩnh Phúc đã qui hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 với 29 khu, diện tích 8 nghìn hécta, ưu tiên đến phát triển công nghiệp cơ khí, ôtô, xe máy; công nghiệp điện tử công nghệ cao; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, và vật liệu nhẹ;công nghiệp truyền thống, trong đó chú ý công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Đồng thời phát triển đô thị và dịch vụ theo hướng hiện đại sớm trở thành đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội.
Do vậy mục tiêu đặt ra là phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư như: bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp…Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư ở trong và ngoài nước, mở rộng địa bàn xúc tiến đầu tư ra các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể thu hút FDI
- Quy mô vốn đầu tư: Mục tiêu từ này đến năm 2020 là mỗi năm kêu gọi thu hút đầu tư FDI từ 400 đến 600 triệu USD đối với dự án. Để phục vụ cho mục tiêu này, nhu cầu về qũy đất tối thiểu cho phát triển công nghiệp hằng năm là 350 đến 500 ha. Tính đến năm 2015, nhu cầu cần được bổ sung thêm khoảng 5.539 ha. Theo quy hoạch, sẽ có 12 khu công nghiệp được đầu tư về hạ tầng kỹ thật, hạ tầng xã hội và xây dựng mới là: KCN Hợp Thịnh, KCN Sơn Lôi, KCN Phúc Yên, KCN Bá Thiện II, KCN Bình Xuyên II, KCN Tiến Thắng, KCN Tam Dương, KCN Yên Bình, KCN Hội Hợp, KCN Yên Lạc, KCN Nam Bình Xuyên và KCN Kim Long. Giai đoạn từ 2015 đến năm 2020, cần bổ sung thêm khoảng 3.176 ha gồm 10 khu công nghiệp: Đồng Cương, Trung Nguyên, Bình Dương, Đại Đồng, Tân Tiến – Yên Lập, Cao Phong, Đức Bác – Đồng Thịnh, Đình Chu, Vĩnh Tường và Duy Phiên.
- Muc tiêu thu hút FDI theo địa phương: Trong những năm qua, vốn FDI vào tỉnh chủ yếu tập trung vào những nơi có điều kiện giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà dòng vốn FDI tập trung vào thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, hay khu công nghiệp Bính Xuyên. Còn lại một số huyện thị khác như Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường thị lại không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy mà lãnh đạo tỉnh cần đưa ra chính sách thu hút FDI theo cơ cấu ngành một cách hợp lý. Trong đó có việc đề ra mục tiêu phát triển theo từng địa phương. Dự báo từ nay đến năm 2020 mỗi năm thu hút vào các huyện thị như: Các địa phương đã thu hút được nhiều số dự án thì tăng cường hơn nữa như thành phố Vĩnh Yên mục tiêu là 8 dự án/ năm, thị xã Phúc Yên 6 dự án/năm, Lập Thạch là 1dự án/ năm, Tam Dương 2 dự án/năm, Vĩnh Tường là 2 dự án/ năm.
có thêm 14 khu công nghiệp với diện tích 5.576 ha. Với hệ thống các khu công nghiệp đã được quy hoạch, tỉnh Vĩnh Phúc có đủ cơ sở để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
3.2. Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Vĩnh Phúc trong những năm tới Vĩnh Phúc trong những năm tới
3.2.1. Giải pháp tầm vĩ mô của Nhà nước
Thứ nhất, nhóm giải pháp về chính sách thu hút đầu tư: Chính phủ cần chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, tiền tệ, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân... Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng:
- Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tạo môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ.
- Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng tiếp tục giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc bắt buộc kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện . Sử dụng linh hoạt có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỉ giá , lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường cóa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Thứ hai, nhóm giải pháp về quy hoạch: Chính phủ yêu cầu công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư. Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án . Thi điểm việc cho phép tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng lâu dài được cho nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thuê lại đất trong thời gian được cấp quyền sử dụng đất.
Thứ ba, nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng: Chính phủ tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Thứ tư, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: Hoàn thiện các văn bản pháp lý về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực giáo dục – giáo dục, nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao trình độ lao động, đặc biệt đối với người nông dân bị thu hồi đất sản xuất để giao cho dự án.
Thứ năm, nhóm giải pháp về công tác phối hợp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài: Trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:
Đổi mới nội dung và phương thức vận động , xúc tiến đầu tư, triển khai các chương trinh xúc tiến theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án và các đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính và công nghệ nguồn căn cứ vào danh mục dự an quốc gia kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoai,chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, lựa chọn, mời một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực đó vào để đàm phán, tham gia đầu tư vào các dự án.
Chú trọng cả xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài mới và các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư để triển khai hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoai hoạt động thuận lợi. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các doanh nghiệp, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thành tích suất sắc trong kinh doanh, có đóng góp thiết thực vào xây dựng đất nước. Đồng thời phê phán, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm luật pháp Việt Nam.
Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các hoạt động đối ngoại của cac nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các diễn đan quốc tế các
hoạt động hợp tác xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ hợp tác AIA, ASEAN, ASEM , các cuộc hội thảo về đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng tổng hợp các phương tiện xúc tiến đầu tư qua truyền thông đại chúng, qua mạng Internet, xúc tiến trực tiếp…
Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu về hoạt động đầu tư trự tiếp nước ngoai để tạo hình ảnh mới về Việt Nam, tạo sự đánh giá thống nhất về đầu tư nước ngoài trong dư luận xã hội.
Các cơ quan đại diện ngoại giao – thương mại Việt Nam có trách nhiệm làm tốt việc đầu tư vào Việt Nam, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương.
Bố trí nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong kinh phi ngân sách chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
Tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước, tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp, nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợ.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, quản lí các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mở rộng tuyên truyền đối ngoại nước ngoài trên cơ sở thông tin hiện đại. Xây dựng và dựa vào hoạt động trang Web về đầu tư trực tiếp nước ngoài để phục vụ cho việc cung cấp thông tin cập nhật về chủ trương, chinh sách pháp luật về đầu tư, giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư, biểu dương những dự án thành công …
3.2.2. Giải pháp tầm vi mô của tỉnh Vĩnh Phúc
Việt Nam. Vĩnh Phúc cần thực hiện các giải pháp riêng của mình trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 20010 - 2020. Một số giải pháp cần ưu tiên nhằm đẩy mạnh thu hút vốn FDI trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.2.1. Cải thiện chính sách đất đai
Phương hướng phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc là phat triển KCN, CCN. Mục tiêu mà Tỉnh uỷ, HĐND va UBND Tỉnh đề ra là tập trung thu hút được nhiều các nguồn vốn từ bên ngoài vào Tỉnh. Trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn vốn FDI. Để đẩy nhanh qúa trình thu hút vốn FDI và triển khai các dự án FDI ở các KCN, CCN, Tỉnh Vĩnh Phúc đã lập kế hoạch quy hoạch phát triển KCN, CCN đến năm 2010. Với 9 KCN, CCN có tổng diện tich quy hoạch là 1.062,1 ha. Trong đó tổng diện tich đất công nghiệp là 685,8 ha, chiếm 64,57% tổng diện tích đất quy hoạch. Như vậy, số diện tích đất quy hoạch là rất lớn. Điều đó cho thấy nhiệm vụ đền bù, giải phóng mặt bằng và làm mọi thủ tục liên quan đến việc cho thuê đất là rất nặng nề, cấp bách, đòi hỏi Tỉnh phải có các biện pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa nhằm giải quyết những khó khăn, tồn tại trong công việc này như: diện tich đất nằm trong qui hoạch chủ yếu là đất đồi, gò, đường giao thông đi lại vào khu vực này là rất khó khăn, chưa nói đến vấn đề san, lấp làm phẳng mặt bằng. Những máy móc hiện đại, các xe to lớn cồng kềnh nhằm phục vụ cho việc san, lấp, ủi rất khó có thể đi vào được khu vực quy hoạch. Ngoai ra, đối với những phần đất quy hoạch nằm trong diện đền bù cũng gặp nhiều khó khăn. Nông dan ở một số huyện không chấp nhận giá đền bù mà Tỉnh đưa ra, họ thường yêu cầu một giá trị cao hơn. Thông thường, UBND Tỉnh có trách nhiệm lập phương án bồi thường, cùng chính quyền địa phương triển khai thực hiện phương án bồi thường, hướng dẫn chủ đầu tư chi trả tiền bồi thường cho chủ được bồi thường. Trường hợp người có đất khiếu nại về phương an đền bu, UBND Tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vướng mắc. Nhưng
ở Vĩnh Phúc, chính doanh nghiệp phải tham gia đàm phán với người nông dân để xác định giá đền bù, như vậy làm tăng thêm khó khăn cho nhà đầu tư.
Để khắc phục những kho khăn nay Tỉnh cần phải:
-Trong thời gian tới Tỉnh Vĩnh Phúc cần xây dựng nguồn kinh phí khoảng 25 – 30 tỷ VNĐ để hỗ trợ cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tạo và làm mới các tuyến đường giao thông trên trục đường đi vào các khu quy hoạch. Xây dựng, làm mới các trạm cung cấp điện, nước cho các KCN, CCN trong khu vực quy hoạch.
- Khuyến khích các dự án đầu tư vào KCN, CCN tự làm công việc cải