Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 51 - 52)

Vĩnh Phúc cũng như nhiều tỉnh và thành phố khác trong cả nước có tiềm năng và lực lượng lao động rất lớn, song chưa được khai thác và sử dụng nhiều. Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh là gần một triệu người trong đó hơn 70% là lao động nông nghiệp. Với tiềm năng về lao động như vậy nên khi tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã đặt ra mục tiêu là phải tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng nhiều lao động tại chỗ.

Bảng 2.7: tình hình thu hút lao động ở các doanh nghiệp có vốn FDI của tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2000 2001 2002 2006 2007 2008

Thu hút lao động (người)

4312 5017 5572 7803 6597 6200

(Nguồn: Tổng hợp thống kê về FDI của sở Kế hoạch vàđầu tư tỉnh Vĩnh Phúc)

FDI không chỉ giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động mà quan trọng hơn đó là thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cùng với công nghệ và thiết bị hiện đại, chính những điều này đã và đang đem lại cho tỉnh Vĩnh Phúc một đội ngũ quản lý giỏi và tay nghề của công nhân ngày càng được nâng lên để nhanh chóng tiếp cận với trình độ quản lý và tay nghề quốc tế. Hơn nữa, FDI góp phần chuyển đổi tư duy người dân, họ phải luôn tự học hỏi, nâng cao trình độ để có thể tìm được việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương cao hơn các doanh

nghiệp địa phương. Đây là một yếu tố tích cực trong thời buổi cạnh tranh của thị trường lao động. Tuy chưa thể đo lường được hết hiệu quả của việc này đến đâu nhưng điều có thể khẳng định được là đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra cơ hội mới cho vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vĩnh Phúc từ nay đến 2020 (Trang 51 - 52)