Với 35 dự án đầu tư đang hoạt động trên địa bàn đã góp phần tạo ra sức tăng trưởng GDP cao. Trong đó không thể không nhấn mạnh đến sự đóng góp to lớn của các dự án FDI. Chính nhờ có các dự án FDI này, Vĩnh Phúc đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch
vụ, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, khai thác tốt hơn nguồn nội lực, góp phần chuyển giao công nghệ, cải thiện kỹ năng lao động, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
- Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2005- 2010 của Vĩnh Phúc đạt 17,4%/năm. Ước năm 2010 giá trị công nghiệp - xây dựng chiếm 56,03%; dịch vụ 30,23%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 13,74% . Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 31 triệu đồng, tương đương 1.630 USD, gấp 3,45 lần so với năm 2005.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI năm sau cao hơn năm trước và chiếm từ 65% đến 69% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tỉnh.
- Thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI và DDI (Domestic Direct Investment) năm 2002 so với năm 2001 tăng 4,11% (năm 2001 thu từ khu vực FDI và DDI là 671,7 tỷ VNĐ/841,8 tỷ VNĐ = 86,4% tổng nguồn thu ngân sách. Năm 2002 là 1.417, 9 tỷ VNĐ/1.612 tỷ VNĐ = 90,51% tổng nguồn thu ngân sách của Tỉnh). Và đến năm 2006 Vĩnh Phúc đã vươn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh/thành trên cả nước về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng.
Năm 2005:
- Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 94): các dự án đi vào sản xuất đã tạo ra GTSX công nghiệp đạt 15.223 tỷ đồng, chiếm 96% giá trị SXCN toàn tỉnh, tăng 134% so với năm 2004, trong đó đóng góp của các dự án DDI là 2.960 tỷ đồng, FDI là 12.263 tỷ đồng.
- Đóng góp vào xuất khẩu: các dự án đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 158,2 triệu USD, chiếm 83,57% tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh, tăng 150,8% so với năm 2004, trong đó giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp DDI là 13,8 triệu USD và của các doanh nghiệp FDI là 144,4 triệu USD.
- Nộp ngân sách của các dự án: các dự án nộp ngân sách đạt 2.600 tỷ đồng, chiếm 75% tổng thu ngân sách toàn tỉnh, tăng 153% so với năm 2004, trong đó nộp ngân sách của các dự án DDI là 123 tỷ đồng, của các dự án FDI là 2.477 tỷ đồng.
Năm 2006:
- Đóng góp của các dự án FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp( giá cố định 1994): đạt 15.772tỷ đồng, tăng 28,61%( 15.772/12.263 tỷ đồng) so với cùng kỳ và đạt 103,43% kế hoạch đề ra.và doanh thu đạt 1,3 tỷ USD (FDI), 4.268 tỷ đồng (DDI).
- Thu ngân sách đạt 4500tỷ đồng trong đó FDI đóng góp 20%. - Nộp ngân sách:3.542,9 tỷ đồng( FDI:3.407 tỷ đồng.
- Đóng góp vào xuât khẩu của các dự án: đạt 199 triệu USD ( FDI là 175 triệu USD, DDI:24 triệu USD), tăng 25,79%(199/158,2 triệu USD) và đạt 88,44% kế hoạch đề ra.
Năm 2007: Năm 2007 được coi là mốc son quan trọng đối với chặng đường hơn 10 năm trải thảm đỏ thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc. Trong năm, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 67 dự án đầu tư mới và 19 dự án tăng vốn, trong đó có 28 dự án FDI mới và 12 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký 900 triệu USD, 39 dự án DDI mới và 7 dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký gần 4.000 tỷ đồng. Bước ngoặt không chỉ bởi Vĩnh Phúc đã có dự án “tầm cỡ” như dự án 500 triệu USD của Tập đoàn Compal đầu tư sản xuất máy tính xách tay mà còn mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp của tỉnh trong tương lai.
Đến hết năm 2007, trên địa bàn tỉnh có tổng số 500 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt 1.788 triệu USD và 366 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 23.900 tỷ đồng. Riêng trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong năm nay, số dự án giảm tới 18% nhưng số vốn tăng
hơn 6 lần so với năm 2006 và bằng cả 9 năm trước đó cộng lại. - Doanh thu: 2.245 triệu USD tăng 72,6% so với cùng kỳ.
- Đóng góp của các dự án FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp ( giá cố định 1994): 24.174.442 triệu đồng.
- Đóng góp vào xuât khẩu: 290 triệu USD, tăng 65,7% so với cùng kỳ. - Thu ngân sách: 5425 tỷ đồng trong dố khu vực FDI đón góp 20%. - Nộp ngân sách: 4.372.700 triệu đồng.
Bảng 2.6: Một số sản phẩm chủ yếu năm 2007 - 2008
Sản phẩm Đơn vị Năm 2007 Năm 2008
Ôtô Chiếc 24.256 27.500 Xe máy Chiếc 1.227.460 1.500.000 Săm lốp Chiếc 55.891.324 57.000.000 Gạch men Triệu m3 40,94 45 Ống thép Tấn 20.000 22.000 Bình nước nóng Sản phẩm 12.000 30.000 Sợi dệt Tấn 3.500 4.000 Tấm lợp kim loại Tấn 20.000 21.000 May mặc Sản phẩm 26.194.282 28.813.710
(Nguồn: Ban quản lý công nghiệp và thu hút đầu tư)
Đặc biệt trong năm 2008: năm có thể nói là vô cùng khó khăn của các
doanh nghiệp khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu, nhưng tại Vĩnh Phúc việc thu hút đầu tư vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan. Năm 2008 có thêm 20 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ( 9 dự án DDI và 11 dự án FDI). Luỹ kế đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 144 dự án hoạt động (82 dự án DDI và 62 dự án FDI), chiếm 40,34% tổng số dự án đầu tư. Các dự án mới đi vào hoạt động trong năm 2008 tập trung chủ yếu tại các địa bàn KCN Bình Xuyên, KCN Khai Quang, CCN Hợp Thịnh,…
Cụ thể, trong năm 2008, Ban đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 112 dự án và làm thủ tục tăng vốn đầu tư cho 15 lượt dự án, trong đó đối với đầu tư trong nước (DDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 86 dự án đầu tư mới với số
vốn đầu tư đăng ký là 5.516,08 tỷ đồng và 8 dự án đầu tư mở rộng với số vốn đăng ký tăng thêm là 415,79 tỷ đồng; về đầu tư nước ngoài (FDI): cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án đầu tư mới với số vốn đầu tư đăng ký là 526,2 triệu USD và có 7 lượt dự án tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng số vốn tăng là 14,8 triệu USD.
Tính chung cả vốn đầu tư của dự án tăng vốn và cấp mới trong năm 2008, tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án FDI là 541 triệu USD, đạt 67,62% về vốn đầu tư so với kế hoạch năm; của các dự án DDI là 3.713,7 tỷ đồng đạt 148,3% về vốn đầu tư so với kế hoạch năm. Như vậy, tính đến hết năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 357 dự án thực hiện thủ tục đầu tư qua bán còn hiệu lực, gồm 100 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 1.986,4 triệu USD và 257 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là 15.437,32 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư trong KCN, CCN: có 171 dự án (87 dự án DDI và 84 dự án FDI), chiếm 47,9% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 1.512,65 triệu USD (chiếm 76,15% tổng vốn đầu tư của dự án FDI) và 3.246,84 tỷ đồng (chiếm 21,03% tổng VĐT của các dự án DDI).
- Đầu tư ngoài KCN, CCN: có 186 dự án (170 dự án DDI và 16 dự án FDI), chiếm 52,1% tổng số dự án, với tổng vốn đầu tư là 473,806 triệu USD (chiếm 23,85% tổng vốn đầu tư của dự án FDI)
Về cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực:
- Lĩnh vực công nghiệp: có 246 dự án, gồm 90 dự án FDI với số vốn đầu tư 1.765,7 triệu USD, chiếm 88,89% tổng vốn đầu tư FDI
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: có 75 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 178,84 triệu USD, chiếm 9,0% tổng vốn đầu tư FDI.
- Lĩnh vực nông nghiệp: có 11 dự án, gồm 5 dự án FDI với số vốn đầu tư 41,92 triệu USD, chiếm 2,11% tổng vốn đầu tư FDI và 6 dự án DDI với số vốn đầu tư 71,7 tỷ đồng, chiếm 0,46% tổng vốn đầu tư DDI.