IV. Trong cuộc sống cũng như trong công tác năng lực rất cần thiết:
2. Yếu tố môi trường.
Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự sinh hoạt và phát triển của con người.
o Môi trường tự nhiên: gồm khí hậu, đất, nước, sinh thái phục vụ cho học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí...
o Môi trường xã hội: gồm các điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hóa… Hoàn cảnh là môi trường nhỏ có tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến sự hình thành phát triển nhân cách cá nhân.Trong đó môi trường xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành phát triển nhân cách.
Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của môi trường đối với nhân cách: một môi trường xã hội lành mạnh, như nền dân chủ, các quan hệ xã hội, điều kiện văn hoá - tinh thần của xã hội có sự phát triển hài hoà… thì sẽ tạo điều kiện cho tính tích cực của nhân cách phát huy. Ngược lại, tính tích cực xã hội của nhân cách sẽ bị thui chột đi, nếu môi trường xã hội không tạo điều kiện cho nó bộc lộ. Trong một chừng mực nào đó, điều này không những làm cho nhân cách bị nghèo nàn, mà còn có thể dẫn tới sự phá vỡ nhân cách.
Ví dụ: Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được
chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Người ta đã được biết trên 30 trường hợp như vậy.