IV. Trong cuộc sống cũng như trong công tác năng lực rất cần thiết:
2, Tính ổn định của nhân cách
Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời một người thông qua hoạt động và giao lưu, nó tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi.
Trong thực tế, từng nét nhân cách có thể biến đổi chuyển hoá nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, tương đối ổn định, ít nhất là trong một khoảng thời gian nào đó của con người.
VD: Dân gian có câu:
“ Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” Hay:
“ Cái nết đánh chết vẫn còn”
Thì đều thể hiện được tính ổn định của nhân cách Kết luận:
• Nhân cách có tính ổn định vì thế mà một người đang tốt không thể xấu ngay được và ngược lại. Từ sự ổn định đó chúng ta có thể dự kiến
trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống hoàn cảnh cụ thể.
• Cần phải biết nắm bắt nhân cách của bản thân cũng như của người khác thì quá trình hoạt động và giao tiếp của bản thân sẽ thuận lợi hơn.
3, Tính tích cực của nhân cách
Nhân cách là sản phẩm của xã hội, nó vừa là khách thể vừa là chủ thể của các mối quan hệ xã hội nên nhân cách mang tính tích cực.
VD: Về việc sinh viên Học Viện Hành Chính tham gia vào các phong trào Đoàn, Hội… thì nhân cách của mỗi sinh viên vừa chịu tác động đồng thời tác động tới những nhân cách khác cùng tham gia.
Giúp con người ý thức được đồng thời biến đổi, cải tạo được thế giới xung quanh cũng như cải tạo bản thân mình.
VD: Khi sinh viên tham gia vào các hoạt động Đoàn, Hội … thì họ vừa cải tạo được bản thân bằng cách học hỏi , tiếp thu…những điểm tốt từ nhiều nhân càch khác nhau, đồng thời vừa cải tạo được thế giới – đó là mọi người cũng học hỏi tiếp thu…những điểm tốt từ mình.
Thể hiện được giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân.
VD: thông qua quá trình hoạt động như vậy thì nhân cách của mỗi sinh viên sẽ được bộc lộ và người khác sẽ đánh giá được mình là người như thế nào. Đồng thời qua đó mỗi người đều có thể phát triển thêm nhiều mối quan hệ xã hội.
Tính tích cực của nhân cách cũng được biểu hiện rõ trong quá trình thoả mãn nhu cầu của nó.
VD: Khi tham gia vào các hoạt động của Đoàn,Hội thì mỗi sinh viên có một nhu cầu như để thể hiên tài năng của bản thân hay để học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng cho bản thân,cộng điểm rèn luyện… nên môĩ cá nhân đều tích cực trong quá trình tham gia.
Kết luận:
• Cần tích cực tham gia vào các hoạt động
• Tổ chức nhiều hoạt động và tạo điều kiện để mọi người tham gia vào các hoạt động.
• Biết phát huy những điểm tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực khi tham gia vào các hoạt động.