Rèn luyện nhân cách như thế nào:

Một phần của tài liệu tron bo tra loi cau hoi tam ly hoc pptx (Trang 123 - 125)

IV. Trong cuộc sống cũng như trong công tác năng lực rất cần thiết:

3)Rèn luyện nhân cách như thế nào:

 Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách,làm cho nó phát triển theo mong muốn của xã hội. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách nên để rèn luyện nhân cách cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng ý thức, kỷ luật, tuân thủ nội quy, pháp luật.

 Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội và mỗi hoạt động đều có những yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định. Quá trình tham gia hoạt động là cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực đó. Nhân cách của họ do đó được hình thành và phát triển. Vì vậy để rèn luyện nhân cách cần tích cực và chủ động tham gia các hoạt động nhiều hoạt động bổ ích,tích cực tham gia vào các chương trình tình nguyện, công tác hoạt động xã hội.

 Giao tiếp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội và “tổng hòa các quan hệ xã hội” thành bản chất con người. Do đó, cần chủ động, chú ý trong quan hệ giao tiếp với mọi người để hình thành một nhân cách tốt đẹp. Để có được nhân cách tốt nên sống chan hòa, yêu thương, giúp đỡ mọi người…

Trong cuốn “Rèn nhân cách”của tác giả Hoàng Xuân Việt ở đó tác giả nêu ra những đức tính mà con người cần rèn luyện đại ý cốt yếu là:

1. Lòng dũng cảm và sự can đảm

2. Đức lạc quan, lòng tin tưởng vào cuộc sống cùng suy nghĩ tích cực 3. Đức tự chủ điều khiển hành vi của con người

4. Tính điềm đạm , bình tĩnh trước khó khăn của cuộc sống

5. Trí tuệ khả năng nhận biết tự nhiên và xã hội một cách khoa học 6. Đức thu tâm đối xử tình cảm , cao thượng với mọi người

 Ðức Mạnh Tử dạy chúng ta ba tiêu chuẩn để rèn luyện nhân cách. Ngài nói rằng:

"Phú quý bất năng dâm, Bần tiện bất năng di, Oai vũ bất năng khuất." Nghĩa là:

Lúc mình giàu có phú quí, thì phải giữ qui củ, không được dâm loạn,

Lúc mình nghèo hèn thì đừng thay đổi chí khí tức là không bị hoàn cảnh làm cho thay đổi chí hướng,

Lúc mình bị thế lực chèn ép khuất phục, không đầu hàng, tức là không bị lợi lộc, vật chất làm cho mất hết danh tiết.

3)Tổng kết:

 Con người không thể tách rời khỏi xã hội, con người của xã hội, tham gia vào các mối quan hệ xã hội, sống trong môi trường xã hội, lịch sử cụ thể;

 Do đó khi đánh giá, nhìn nhận nhân cách của một người cần phải tìm hiểu, nghiên cứu hoàn cảnh, điều kiện sống, xã hội-lịch sử của người đó và các mối quan hệ xã hội mà người đó tham gia.

 Thông qua các hoạt động, hành động, cử chỉ, lời nói có ý thức của một người có thể đánh giá được phần nào về nhân cách của người đó.

 Cần ra sức rèn luyện nhân cách tốt đẹp qua việc tham gia các hoạt động, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người.

Câu 36:Anh (chị) hiểu như thế nào về nhân cách cá nhân?sự hiểu biết đó giúp ích gì trong cuộc sống và công tác của anh(chị)

I.khái niệm A)Khái niệm:

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm,những thuộc tính tâm lí của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người.

Nhân cách cá nhân chính là đạo đức ,lối sống của cá nhân đó.

Trước hết, nhân cách không phải là tất cả đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một cá thể, một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những thuộc tính tâm lí tạo thành nhân cách thường biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân , cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra bằng nhoạt động và các sản phẩm của nó.

Ở cấp độ thứ nhất, nhân cách được thể hiện dưới dạng cá nhân,ở tính không đồng nhất,ở sự khác biệt với mọi người,với cái chung.Chính vì vậy giá trị nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực của nó trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và những hạn chế của bản thân.Có thể nói phân tích nhân cách ở cấp độ bên trong cá nhân là xem xét nhân cách ở bên trong cá nhân mình như một đại diện của toàn xã hội.

Thí dụ :việc sinh viên đi dạy kèm với mục đích là kiếm thêm tiền phụ một phần

hơn trong cuộc sống.Đây là những đức tính tùy vào mục đích của mỗi người,qua mỗi việc làm thể hiện nhân cách riêng biệt của cá nhân.

Ở cấp độ thứ hai, nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ, liên hệ với nhân cách khác. Nhân cách nằm trong mối quan hệ liên nhân cách, tạo nên đặc trưng của mỗi nhân cách. Giá trị của nhân cách ở cấp độ này được thể hiện trong các hành vi ứng xử xã hội của chủ thể. Như vậy phân tích ở cấp độ liên cá nhân là đã tách nhân cách ra thành các mức độ trong nhóm của nó(nhân cách lệ thuộc,nhân cách bề trên..)

Thí dụ:khi có 2 người nói chuyện với nhau,thì khi nói chuyện tính cách của mỗi

người cũng được thể hiện ra một phần,họ ảnh hưởng lẫn nhau.ví dụ:trong một phòng kí túc xá,tất cả các bạn còn lại đều ở sạch sẽ,chỉ có một bạn vốn lôi thôi,lười biếng,không thích dọn dẹp phòng.Nhưng dần bạn đó cũng phải thích nghi với môi trường xung quanh,với tập thể thì bạn đó đã phải dọn phòng và giữ vệ sinh chung.

Ở cấp độ cao nhất, cấp độ siêu cá nhân, nhân cách được xem xét như là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đổi ở người khác. Ở cấp độ này, giá trị nhân cách được xác định ở những hành động và hoạt động của nhân cách này có ảnh hưởng tới nhân cách khác. Như một tấm gương để người khác học tập noi theo.

Thí dụ:chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương sáng cho mọi người noi theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà còn là nhân cách lớn của nhân dân Việt Nam và toàn thế giới.

Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lí riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lí mới. Nói cách khác, Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm tâm lí đặc trưng với một cơ cấu xác định. Do đó không phải con người sinh ra là đã có nhân cách. Nhân cách được hình thành dần trong quá trình tham gia các mối quan hệ xã hội của con người.

Nhân cách quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biến của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu.thí dụ:mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm của riêng mình,song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu quê hương,đất nước của mình.

II.CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu tron bo tra loi cau hoi tam ly hoc pptx (Trang 123 - 125)